MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận trong hệ thống chính trị của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hình thức hiện tại của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.
Vai trò
Điều 9 của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992) quy định:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước.
Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.
Trong các cuộc bầu cử quốc hội tại Việt Nam, các ứng cử viên đều phải được Mặt trận Tổ quốc phê chuẩn để đưa vào danh sách ứng cử viên. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc còn đảm nhiệm việc giám sát cuộc bầu cử.[1]
Lịch sử
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam là tên chung cho nhiều hình thức tổ chức được thành lập trong những giai đoạn khác nhau.
- Ngày 18/11/1930, chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập Hội Phản đế Đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.
- Tháng 11/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương tạm thời chưa nêu khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp" và "tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày", quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương.
- Tháng 6/1938, đổi tên thành Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Tháng 11/1939, với chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương được thành lập.
- Ngày 19/5/1941, Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh, được thành lập với mục tiêu cách mạng giải phóng dân tộc.
- Ngày 29/5/1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam gọi tắt là Hội Liên Việt được thành lập nhằm thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Hội trưởng danh dự: Hồ Chí Minh. Hội trưởng: Huỳnh Thúc Kháng (1946-1947), Bùi Bằng Đoàn (1947-1951). Hội phó: Tôn Đức Thắng.
- Ngày 7/3/1951, Mặt trận Liên Việt được thành lập từ sự thống nhất của hai tổ chức Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Ủy ban toàn quốc gồm 53 thành viên do Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch. Chủ tịch danh dự: Hồ Chí Minh.
- Ngày 10/9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập nhằm tập họp các lực lượng nhân dân cho cuộc chiến tranh chống Mỹ và "cách mạng xã hội chủ nghĩa" ở miền Bắc. Chủ tịch danh dự: Hồ Chí Minh, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương: Tôn Đức Thắng.
- Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập với mục tiêu chống chính phủ Việt Nam Cộng hoà và sự can thiệp của Mỹ. Chủ tịch: Nguyễn Hữu Thọ. Phó Chủ tịch: Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát, Ybih Aleo, Đại đức Sơn Vọng
- Ngày 20/4/1968, sau Sự kiện Tết Mậu Thân, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt Nam được thành lập nhằm tập họp dân thành thị ra đời, cũng với mục tiêu chống chính phủ Việt Nam Cộng hoà và sự can thiệp của Mỹ. Chủ tịch: Trịnh Đình Thảo.
- Ngày 31/1 đến 4/2/1977, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất 3 tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt Nam thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (mới).
Các kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc (mới)
Đại hội lần thứ I
- Thời gian: 31/1 đến 4/2/1977
- Địa điểm: Hội trường Thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
- Nhân sự
Chủ tịch danh dự: Tôn Đức Thắng
Chủ tịch: Hoàng Quốc Việt
Tổng Thư ký: Nguyễn Văn Tiến
Đại hội lần thứ II
- Thời gian: 12 đến 14/5/1983
- Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
- Nhân sự
Chủ tịch danh dự: Hoàng Quốc Việt
Chủ tịch: Huỳnh Tấn Phát
Tổng Thư ký: Nguyễn Văn Tiến
Đại hội lần thứ III
- Thời gian: 2 đến 4/11/1988
- Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
- Nhân sự
Chủ tịch danh dự: Hoàng Quốc Việt
Chủ tịch: Nguyễn Hữu Thọ
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Phạm Văn Kiết
Đại hội lần thứ IV
- Thời gian: 17 đến 19/8/1994
- Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
- Nhân sự
Chủ tịch danh dự: Nguyễn Hữu Thọ
Chủ tịch: Lê Quang Đạo
Tổng Thư ký: Trần Văn Đăng
Đại hội lần thứ V
- Thời gian: 26 đến 28/8/1999
- Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
- Nhân sự
Chủ tịch: Phạm Thế Duyệt
Tổng Thư ký: Trần Văn Đăng
Đại hội lần thứ VI
- Thời gian: 21 đến 23/9/2004
- Địa điểm: Hội trường Ba Đình, Hà Nội
- Nhân sự
Chủ tịch: Phạm Thế Duyệt đến ngày 9 tháng 1 năm 2008 - (xin nghỉ hưu)
Huỳnh Đảm từ ngày 9 tháng 1 năm 2008 (tại Hội nghị lần thứ 5 Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam (khoá IV))
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký: Huỳnh Đảm đến ngày 9 tháng 1 năm 2008 (tại Hội nghị lần thứ 5 Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam (khoá IV))
Vũ Trọng Kim từ ngày 9 tháng 1 năm 2008 (tại Hội nghị lần thứ 5 Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam (khoá IV))
Cơ quan ngôn luận: Báo Đại đoàn kết
Tổ chức thành viên
- Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Hội Nông dân Việt Nam
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- Hội Cựu Chiến binh Việt Nam
- Các Lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam
- Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
- Liên hiệp các tổ chức Hoà bình, Đoàn kết, Hữu nghị Việt Nam
- Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam
- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
- Hội Luật gia Việt Nam
- Hội Nhà báo Việt Nam
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Hội Y học dân tộc cổ truyền Việt Nam
- Tổng hội Y Dược học Việt Nam
- Hội Lịch sử Việt Nam
- Hội Làm vườn Việt Nam
- Hội Sinh vật cảnh Việt Nam
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam
- Hội thánh Tin lành Việt Nam
- Hội Người mù Việt Nam
- Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam
- Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam
- Hội Khuyến học Việt Nam
- Hội Người cao tuổi Việt Nam
- Hội Châm cứu Việt Nam
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chú thích
- ^ “Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội”, Đài Tiếng nói Việt Nam, 3 tháng 4 năm 2007. Truy cập 9 tháng 3 năm 2009.
Liên kết ngoài
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét: