Khi thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta rất dễ bị virus cúm tấn công. Cảm cúm không phải là bệnh khó chữa nhưng nếu không chữa trị đúng cách, bệnh sẽ trở nặng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Bác sĩ Đào Thị Ánh Tuyết – Phó khoa Châm cứu (Bệnh viện Y học cổ truyền Tp.HCM) cho biết, cảm lạnh theo quan niệm của Đông y là cảm mạo. Cảm mạo và cúm là bệnh thường xuất hiện khi trời trở lạnh, do phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào phần da (biểu), phế, làm mất công năng tuyên giáng của phế kèm theo vệ khí trở ngại phát sinh các chứng ho, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi. Có thể các khớp xương sẽ bị nhức mỏi kèm theo sốt nhẹ.
camcum.jpg
Có thể sử dụng các bài thuốc những bài thuốc dân gian, rất gần gũi xung quanh chúng ta để trị chứng cảm mạo do phong hàn như:
1. Lá tia tô (80g), cỏ gấu (80g), vỏ quýt (40g), cây cà gai (80g). Tán nhuyễn những vị trên thành bột uống hoặc có thể sắc lấy nước. Mỗi lần dùng khoảng 20g.
2. Lá tía tô, củ gấu (mỗi thứ 12g), hành, gừng, cam thảo đất, vỏ quyết sao khô (mỗi thứ 8g). Sắc chung các loại này, cho 2 chén nước đun sôi khoảng 5 phút. Ngày uống 2 lần.
Với chứng cảm mạo do phong nhiệt, có thể sử dụng một số bài thuốc sau:
1. Bạc hà, kinh giới (mỗi thứ 8g), cam thảo đất (12g), lá dâu, lá tre, lá sắn dây, lá kim ngân (mỗi thứ 16g). Rửa sạch những vị trên, cho vào ấm với 3 chén nước, sắc cạn đến khi còn một chén uống hết một lần. Ngày uống 2 lần.
2. Đậu xanh (50g), lá dâu non (16g), tía tô (12g), nấu chín đậu xanh rồi cho lá dâu, lá tía tô đã xắt nhuyễn vào trộn đều với cháo, ăn nóng cho ra mồ hôi.
Trường hợp người bệnh bị cảm mạo nhưng không ra mồ hôi thì phải xông bằng các loại lá có tinh dầu diệt khuẩn đường hô hấp như: lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, sả… hoặc các loại lá có tác dụng kháng sinh như hành, tỏi hay lá có tác dụng hạ sốt như lá tre… Lưu ý sau khi xông, người bệnh phải lau sạch mồ hôi, tránh gió và thay quần áo khác…
Theo Thy Lan
Hết cảm cúm rồi cám on nhiều
Trả lờiXóa