Đề nghị cấp lại Bằng “ Tổ quốc ghi công”
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi quản lý hồ sơ hưởng trợ cấp.
Bước 3. UBND cấp xã sẽ kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị của thân nhân liệt sỹ và lập danh sách kèm theo giấy tờ trên gửi về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Bước 4. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện kiểm tra, lập danh sách hồ sơ hợp lệ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.
Bước 5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh xem xét lập danh sách kèm tờ trình gửi về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (Cục người có công) để tổng hợp, trình cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”.
Bước 6. Bằng “Tổ quốc ghi công” được gửi về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện để chuyển về UBND cấp xã. UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho thân nhân liệt sỹ đến nhận Bằng “Tổ quốc ghi công” tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần hồ sơ:
Đơn đề nghị cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” có xác nhận của UBND cấp xã
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Không quá 18 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền phải lập danh sách kèm tờ trình gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trong đó UBND cấp xã 03 ngày làm việc, Phòng Lao động thương binh và Xã hội cấp huyện 06 ngày làm việc, Sở Lao động thương binh và Xã hội 09 ngày làm việc).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện, Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không.
- Lệ phí: không
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng tổ quốc ghi công được cấp lại.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
Việc cấp lại bằng tổ quốc ghi công thực hiện đối với các trường hợp bằng tổ quốc ghi công bị hư hỏng, rách nát, mối mọt hoặc thất lạc; không tiến hành cấp lại bằng tổ quốc ghi công một cách đồng loạt.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
+ Quyết định số 36/2008/QĐ – UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉn.h Bà Rịa – Vũng Tàu.
|
|
Giải quyết chế độ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi quản lý hồ sơ hưởng trợ cấp.
Bước 3. UBND cấp xã sẽ kiểm tra, xác nhận và lập danh sách gửi về Phòng Lao động thương binh – Xã hội cấp huyện.
Bước 4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện kiểm tra, lập danh sách hồ sơ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.
Bước 5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đang quản lý để xét duyệt danh sách; Quyết định trợ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, cấp Sổ theo dõi gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 6. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện sẽ chuyển kết quả về UBND cấp xã. UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho đối tượng được hưởng chính sách liên hệ tại UBND xã để nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả : Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai nhận trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình đối với người có công cách mạng (theo mẫu qui định) có xác nhận của UBND cấp xã;
+ Danh sách đối tượng hưởng chế độ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình do UBND cấp xã lập;
+ Giấy chỉ định của các cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;
+ 01 ảnh 2x3.
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Không quá 18 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ (trong đó: UBND cấp xã 03 ngày; Phòng Lao động thương binh và Xã hội cấp huyện 05 ngày; Sở Lao động Thương binh và Xã hội 10 ngày).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện,
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai nhận trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ trỉnh hình đối với người có công cách mạng (mẫu số 03- CSSK)
- Lệ phí: không
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính; Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
* Đối tượng được hưởng chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình gồm:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
+ Người hoạt động cách từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;
+ Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
+ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;
+ Anh hùng Lực lương vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
+ Thương binh; bệnh binh;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến;
+ Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “ Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước”;
+ Con đẻ bị dị dạng, dị tật của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Thông tư Số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT – BLĐTBXH – BYT, ngày 21/11/2006 của Bộ LĐ- TB&XH, Bộ Tài chính và Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng.
+ Quyết định số 36/2008/QĐ – UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉn.h Bà Rịa – Vũng Tàu.
|
|
Đề nghị trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đế trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao đông từ
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú.
Bước 3. Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, UBND cấp xã sẽ kiểm tra, đối chiếu bản chính xác nhận vào bản khai của thân nhân hoặc người đại diện thừa kế theo pháp luật và lập danh sách kèm theo giấy tờ trên gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Bước 4. Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện kiểm tra, lập danh sách hồ sơ hợp lệ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.
Bước 5. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh xem xét và ra quyết định cho đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định.
Bước 6. Quyết định được chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để gửi về UBND cấp xã, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho người được hưởng chế độ đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả : Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy khai tử (bản sao);
+ Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần có xác nhận của UBND cấp xã (theo mẫu quy định).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Không quá 24 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ (UBND cấp xã 07 ngày, Phòng Lao động TBXH cấp huyện 07 ngày, Sở Lao động - TBXH 10 ngày).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (Mẫu số 12-TT1).
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Quyết định số 36/2008/QĐ – UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉn.h Bà Rịa – Vũng Tàu.
|
|
Di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng (trường hợp di chuyển hồ sơ từ xã này sang xã khác trong huyện)
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
Bước 3. UBND cấp xã sẽ xác nhận vào Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng và lập danh sách kèm theo giấy tờ trên gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Bước 4. Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm báo cáo về Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh để điều chỉnh. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Sở, Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện tiếp các chế độ theo quy định tại nơi cư trú mới của đối tượng.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ của người có công với cách mạng có xác nhận của UBND cấp xã;
+ Bản sao có chứng thực (sổ hộ khẩu nơi cư trú mới hoặc sổ tạm trú dài hạn tại nơi cư trú mới).
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời gian giải quyết: 09 ngày làm việc (tại UBND cấp xã 03 ngày, Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội cấp huyện 03 ngày, Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh 03 ngày)
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Lệ phí: Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Danh sách đối tượng người có công được chuyển về nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú dài hạn mới.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16/01/2007 bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động thương binh – Xã hội hướng dẩn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
+ Quyết định số 36/2008/QĐ – UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉn.h Bà Rịa – Vũng Tàu.
|
|
Di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng (trường hợp di chuyển hồ sơ từ huyện này sang huyện khác trong tỉnh)
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú.
Bước 3. UBND cấp xã sẽ xác nhận vào Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng và lập danh sách kèm theo giấy tờ trên gửi về Phòng Lao động - Thương binh và xã hội thuộc UBND cấp huyện.
Bước 4. Phòng Lao động Thương binh và xã hội cấp huyện lập danh sách gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
Bước 5. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện các chế độ theo quy định.
* Thời gian nhận hồ sơ: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ 6 (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ của người có công với cách mạng có xác nhận của UBND cấp xã.
+ Bản sao có chứng thực (sổ hộ khẩu nơi cư trú mới hoặc sổ tạm trú dài hạn tại nơi cư trú mới).
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời gian giải quyết: 09 ngày làm việc (tại UBND cấp xã 03 ngày, Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội cấp huyện 03 ngày, Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh 03 ngày).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và UBND cấp xã.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không.
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Danh sách đối tượng người có công được chuyển về nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú dài hạn mới.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Thông tư Số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Thông tư 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16/01/2007 bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động thương binh – Xã hội hướng dẩn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng
+ Quyết định số 36/2008/QĐ – UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
|
|
Giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú.
Bước 3. UBND cấp xã tiến hành họp Hội đồng chính sách xem xét từng trường hợp và lập danh sách đề nghị, chuyển toàn bộ giấy tờ hồ sơ kèm danh sách đề nghị đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.
Bước 4. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện:
Kiểm tra, lập danh sách những người đủ điều kiện trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, chuyển danh sách kèm các giấy tờ về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
Bước 5. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: Giới thiệu giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh và ra Quyết định trợ cấp và lập phiếu trợ cấp.
Bước 6. Sau khi nhận quyết định trợ cấp của Sở Lao động thương binh và xã hội, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện sẽ chuyển danh sách và tiền trợ cấp hàng tháng về UBND cấp xã, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho đối tượng được hưởng chế độ đến UBND cấp xã để nhận kết quả
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả : Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản khai cá nhân (theo mẫu quy định) .
+ Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ: Lý lịch, quyết định phục viên, xuất ngũ, giấy XYZ xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc một trong những giấy tờ chứng nhận tình trạng bệnh, tật sau:
- Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên kết luận mắc một trong những bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin theo quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ Y tế và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động;
- Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống mà liệt hai chi dưới của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm điều dưỡng thương, bệnh binh thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Trường hợp người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
- Giấy chứng nhận tình trạng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật có xác nhận của Trạm y tế cấp xã.
- Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
- Thời gian giải quyết: 36 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã 09 ngày, Phòng lao động thương binh – Xã hội cấp huyện 07 ngày, Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh 20 ngày). Không tính thời gian Sở LĐTB và XH giới thiệu giám định y khoa (trường hợp phải giám định).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện
+ Cơ quan phối hợp: Trạm Y tế cấp xã.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân(Mẫu số 2 – HH).
- Lệ phí: không
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học.
+ Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07/4/2009 của Bộ LĐ-TBXH Sửa đổi, bổ sung Mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH
ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND Tỉnh v/v ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
|
|
Hỗ trợ tiền sửa chữa nhà
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú.
Bước 3. UBND cấp xã căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và từng đối tượng tổ chức Hội đồng xét duyệt hàng năm, tổng hợp danh sách, xác nhận và chuyển hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
Bước 4. Phòng Lao động thương binh và Xã hội cấp huyện kiểm tra danh sách do UBND cấp xã đề nghị, lập biên bản xác minh từng trường hợp và trình UBND cấp huyện ký văn bản đề nghị từng trường hợp cụ thể và chuyển về Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh.
Bước 5. Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh kiểm tra hồ sơ, đối chiếu tiêu chuẩn đối tượng theo quy định và trình UBND tỉnh phê duyệt từng trường hợp.
Bước 6. Quyết định được chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để gửi về UBND cấp xã, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho người được hưởng chế độ đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả : Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ tiền sửa chữa nhà (theo mẫu quy định) có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú và quản lý chế độ;
+ Bản chiết tính chi tiết sửa chữa nhà;
+ Bản sao có chứng thực hộ khẩu gia đình (trong trường hợp có hai đối tượng được hưởng chế độ trở lên);
+ Bản sao có chứng thực các loại giấy tờ chứng nhận người có công, các giấy tờ liên quan đến chế độ ưu đãi người có công;
+ Danh sách đối tượng được đề nghị hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà của UBND cấp xã.
- Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Vào tháng 6 hàng năm
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
+ Cơ quan phối hợp: không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị hỗ trợ tiền sữa chữa nhà.
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
+ Người có công với cách mạng đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà quá dột nát, chật chội, không đảm bảo điều kiện sống trung bình so với cộng đồng nơi họ cư trú mà không có khả năng khắc phục.
+ Việc xem xét hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở phải tuỳ theo điều kiện, khả năng của địa phương;
+ Không thực hiện chế độ hỗ trợ đối với những đối tượng đã được cấp đất, hoá giá nhà trước ngày 27/02/1996.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội
+ Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở
+ Quyết định 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 118/TTg
+ Quyết định số 419/QĐ-UB ngày 22/01/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh BR-VT ban hành quy định về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở;
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉn.h Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND Tỉnh v/v ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
|
|
Hỗ trợ tiền sử dụng đất
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú.
Bước 3. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã xác nhận và chuyển hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
Bước 4. Trong thời hạn 04 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp huyện xem xét, đề nghị (kèm theo danh sách và hồ sơ) gửi Sở Lao động thương binh và xã hội.
Bước 5. Trên cơ sở danh sách và hồ sơ UBND cấp huyện gửi về, Sở Lao động thương binh và xã hội xem xét và tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.
Bước 6. Quyết định được chuyển về UBND cấp xã, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho người được hưởng chế độ đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ tiền sử dụng đất của cá nhân đối tượng (theo mẫu quy định) có xác nhận của UBND cấp xã, thị trấn nơi cư trú và quản lý chế độ;
+ Quyết định hoặc giấy thông báo cấp đất hoặc hóa giá nhà của cấp có thẩm quyền cấp;
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đối tượng chính sách.
- Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
- Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã 02 ngày , UBND cấp huyện 04, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh 03 ngày,UBND tỉnh 06 ngày ).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện; Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị hỗ trợ tiền sử dụng đất của cá nhân đối tượng
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
* Nguyên tắc hỗ trợ:
+ Phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương;
+ Căn cứ vào công lao và hoàn cảnh kinh tế của từng người;
+ Không hỗ trợ đồng loạt hoặc bình quân cho tất cả các đối tượng;
+ Không thực hiện chế độ đối với những đối tượng đã được cấp đất, hoá giá nhà trước ngày 27/02/1996.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội
+ Quyết định 118/QĐ-TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở
+ Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 118/QĐ-TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước cách mạng năm 1945 cải thiện nhà ở
+ Quyết định 419/QĐ.UB ngày 22/01/1999 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành “quy định về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở.
+ Quyết định 4791/QĐ-UB ngày 21/9/1999 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc bổ sung, sửa đổi “quy định về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở” ban hành kèm theo quyết định số 419/QĐ.UB ngày 22/01/1999 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Quyết định 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND Tỉnh ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
|
|
Giải quyết cấp thẻ bảo hiểm y tế
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi quản lý hồ sơ người có công.
Bước 3. Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, UBND cấp xã sẽ kiểm tra, xác nhận vào bản khai của người có công với cách mạng và lập danh sách kèm theo giấy tờ trên gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Bước 4. Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện kiểm tra, lập danh sách hồ sơ hợp lệ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.
Bước 5. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh xem xét tổng hợp danh sách chuyển Bảo hiểm xã hội tỉnh đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định.
Bước 6. Sau khi có Thẻ bảo hiểm y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh sẽ chuyển cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để gửi thẻ về UBND cấp xã. UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho người hưởng chế độ lên nhận thẻ tại UBND cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản khai cá nhân (theo mẫu quy định) có xác nhận của UBND cấp xã;
+ Danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế tại địa phương của UBND cấp xã;
+ Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định;
+ Bản sao có chứng thực CMND.
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
- Thời gian giải quyết: Không quá 24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã 07 ngày ; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện 07 ngày ; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 10 ngày ).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và UBND cấp xã
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân (Mẫu số 13)
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ bảo hiểm y tế.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm1945. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 1945.
+ Người hoạt động cách mạng trước tháng Tám năm 1945;
+ Vợ (hoặc chồng), bố mẹ đẻ, con của liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ
+ Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động do thương tật từ 21% trở lên, kể cả thương binh loại B được xác nhận từ 31/12/1993 trở về trước;
+ Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày có giấy chứng nhận theo quy định;
+ Bệnh binh bị mất sức lao động do bệnh tật từ 61% trở lên, kể cả bệnh binh hạng 3 bị mất sức lao động từ 41% đến 60% được xác nhận từ 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước;
+ Người có công giúp đỡ cách mạng;
+ Người được hưởng trợ cấp phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Con của: thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh tật nặng khi hết thời hạn hưởng BHYT vẫn bị khả năng suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ LĐ-TBXH hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 của liên bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc.
+ Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT – BLĐTBXH – BYT, ngày 21/11/2006 của Bộ LĐ- TB&XH, Bộ Tài chính và Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND Tỉnh v/v ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
|
|
Đề nghị giải quyết chế độ người có công giúp đỡ cách mạng
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú.
Bước 3. UBND cấp xã sẽ xác nhận và lập danh sách đối tượng đề nghị hưởng chế độ và chuyển hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Bước 4. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ chuyển Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
Bước 5. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra, quyết định trợ cấp.
Bước 6. Sau khi nhận quyết định trợ cấp của Sở Lao động thương binh và xã hội, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ chuyển danh sách và tiền trợ cấp về UBND cấp xã, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho người được hưởng chế độ đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
- Bản khai cá nhân (theo mẫu quy định) có xác nhận của UBND cấp xã.
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến;
+ Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện.
- Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Không quá 34 ngày kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ (trong đó tại UBND cấp xã 07 ngày, Phòng lao động thương binh – Xã hội cấp huyện 07 ngày, Sở lao động - Thương binh – Xã hội 20 ngày)
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và UBND cấp xã
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân (Mẫu số 10- CC1)
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
+ Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước";
+ Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
+ Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến;
+ Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005.
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ LĐ-TBXH hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
|
|
Giải quyết chế độ đối với thân nhân người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú.
Bước 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, UBND cấp xã sẽ kiểm tra, xác nhận vào bản khai của thân nhân hoặc người đại diện thừa kế theo pháp luật và lập danh sách kèm theo giấy tờ gửi về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
Bước 4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc Phòng Lao động thương binh và Xã hội cấp huyện kiểm tra, lập danh sách hồ sơ hợp lệ chuyển về Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh.
Bước 5. Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh xem xét và ra quyết định cho đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định.
Bước 6. Quyết định được chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để gửi về UBND cấp xã, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho người được hưởng chế độ đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
- Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật (theo mẫu quy định) có xác nhận của UBND cấp xã;
+ Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ sau: Kỷ niệm chương người bị địch bắt tù đày; Huân chương, Huy chương KC; Huân chương, Huy chương Chiến thắng; giấy chứng nhận khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến; Bằng “Tổ quốc ghi công” hoặc giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận hy sinh đối với liệt sỹ hy sinh từ 30/4/1975 trở về trước; Giấy chứng tử hoặc xác nhận của tư pháp cấp xã về việc chết trước ngày 01/01/1995;
(Thân nhân hoặc đại diện thừa kế theo Pháp luật có trách nhiệm cung cấp bản chính những giấy tờ trên đề UBND cấp xã đối chiếu)
+ Giấy ủy quyền hợp lệ của các đồng thừa kế cho người đại diện khai hồ sơ.
- Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
- Thời gian giải quyết: 34 ngày kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ (trong đó tại UBND cấp xã 07 ngày, Phòng lao động thương binh – Xã hội cấp huyện 07 ngày Sở lao động thương binh – Xã hội 20 ngày).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và UBND cấp xã
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (Mẫu số 12 – TT1)
- Lệ phí: không
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội.
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
|
|
Giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú.
Bước 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, UBND cấp xã sẽ kiểm tra, đối chiếu bản chính, xác nhận vào bản khai của thân nhân hoặc người đại diện thừa kế theo pháp luật và lập danh sách kèm theo giấy tờ gửi về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
Bước 4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Lao động thương binh và xã hội cấp huyện kiểm tra, lập danh sách hồ sơ hợp lệ chuyển về Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh.
Bước 5. Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh xem xét và ra quyết định cho đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định.
Bước 6. Quyết định được chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để gửi về UBND cấp xã, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho người được hưởng chế độ đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
.+ Bản khai cá nhân (theo mẫu quy định) có xác nhận của UBND cấp xã;
+ Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ sau: Huân chương kháng chiến, huy chương kháng chiến, Huân chương chiến thắng, huy chương chiến thắng hoặc chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan thi đua khen thưởng cấp huyện.
- Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Không quá 37 ngày kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ (trong đó tại UBND cấp xã 07 ngày, Phòng lao động thương binh – Xã hội cấp huyện 10 ngày Sở lao động thương binh – Xã hội 20 ngày).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và UBND cấp xã
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân (Mẫu số 9- KC1)
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Người tham gia kháng chiến trong khoảng thời gian từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 được Nhà Nước tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huân chương chiến thắng, Huy chương Kháng chiến hoặc Huy chương chiến thắng.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005.
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
|
|
Giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú.
Bước 3. UBND cấp xã sẽ xác nhận và lập danh sách đối tượng đề nghị hưởng chế độ và chuyển hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện
Bước 4. Phòng Lao động thương binh và xã hội cấp huyện kiểm tra, lập danh sách hồ sơ hợp lệ chuyển về Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh.
Bước 5. Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh xem xét và ra quyết định cho đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định.
Bước 6. Quyết định được chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để gửi về UBND cấp xã, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho người được hưởng chế độ đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản khai cá nhân (theo mẫu quy định) có xác nhận của UBND cấp xã;
+ Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau: Lý lịch cán bộ; Lý lịch Đảng viên; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ hợp lệ khác có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù.
- Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Không quá 32 ngày kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ (trong đó tại UBND cấp xã 08 ngày, Phòng lao động thương binh – Xã hội cấp huyện 09 ngày, Sở lao động thương binh – Xã hội 15 ngày).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và UBND cấp xã.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân (Mẫu số 8-TĐ1)
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Thông tư Số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
|
|
Giải quyết mai táng phí và trợ cấp một lần đối với thân nhân người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng đã từ trần
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú.
Bước 3. UBND cấp xã sẽ xác nhận và lập danh sách đối tượng đề nghị hưởng chế độ và chuyển hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện
Bước 4. Phòng Lao động thương binh và xã hội cấp huyện kiểm tra, lập danh sách hồ sơ hợp lệ chuyển về Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh.
Bước 5. Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh xem xét và ra quyết định cho đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định.
Bước 6. Quyết định được chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để gửi về UBND cấp xã, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho người được hưởng chế độ đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản sao giấy khai tử do UBND cấp xã cấp;
+ Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần có xác nhận của UBND cấp xã (theo mẫu quy định).
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Không quá 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã 05 ngày, UBND cấp huyện 07 ngày, Sở Lao đông thương binh và Xã hội 10 ngày).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và UBND cấp xã.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (Mẫu số 12-TT1)
- Lệ phí: không
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
+ Người làm hồ sơ hưởng mai táng phí phải là thân nhân hoặc đại diện thừa kế theo quy định pháp luật.
+ Người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng đã từ trần gồm: Liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động trong kháng chiến; Thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động dưới 61%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ đang hưởng trợ cấp; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng bằng có công với nước, Huân chương kháng chiến.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005.
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
|
|
Giải quyết mai táng phí đối với thân nhân người có công với cách mạng đã từ trần
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú.
Bước 3. UBND cấp xã sẽ xác nhận và lập danh sách đối tượng đề nghị hưởng chế độ và chuyển về Phòng Lao động thương binh và xã hội cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền.
Bước 4. Phòng Lao động thương binh và xã hội cấp huyện kiểm tra, lập danh sách hồ sơ hợp lệ chuyển về Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh.
Bước 5. Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh xem xét và ra quyết định cho đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định.
Bước 6. Quyết định được chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để gửi về UBND cấp xã, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho người được hưởng chế độ đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản sao giấy khai tử do UBND cấp xã cấp.
- Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần có xác nhận của UBND cấp xã (theo mẫu quy định).
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Không quá 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (UBND cấp xã 05 ngày, UBND cấp huyện 07 ngày, Sở Lao đông thương binh và Xã hội 10 ngày).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và UBND cấp xã
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (Mẫu số 12-TT1)
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
+ Người làm hồ sơ hưởng mai táng phí phải là thân nhân hoặc đại diện thừa kế theo quy định pháp luật.
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân chương, huy chương kháng chiến, huân chương, huy chương chiến thắng; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng huy chương kháng chiến.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005.
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
|
|
Giải quyết chế độ đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc học
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú.
Bước 3. UBND cấp xã xác nhận trường hợp con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc học và chuyển các giấy tờ trên kèm danh sách đề nghị gửi về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.
Bước 4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách những người đủ điều kiện trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận và chuyển danh sách kèm các giấy tờ về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
Bước 5. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: Kiểm tra, xem xét quyết định trợ cấp và lập phiếu trợ cấp.
Bước 6. Sau khi nhận quyết định của Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh, Phòng Lao động thương binh – Xã hội cấp huyện chuyển quyết định và danh sách đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng về UBND cấp xã. UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho đối tượng nhận Quyết định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản khai cá nhân (theo mẫu quy định)
+ Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ : Lý lịch, quyết định phục viện, xuất ngũ, giấy XYZ xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương; chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc một trong những giấy tờ chứng nhận tình trạnh bệnh, tật sau:
- Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên kết luận mắc một trong những bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin theo quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ Y tế và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động;
- Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống mà liệt hai chi dưới của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm điều dưỡng thương, bệnh binh thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Trường hợp người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay hoặc đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, năm đủ 60 tuổi) thì phải có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
- Giấy chứng nhận tình trạng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật có xác định của Trạm y tế cấp xã.
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Không quá 34 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (tại UBND cấp xã 07 ngày; UBND cấp huyện 07 ngày; Sở lao động thương binh và xã hội 20 ngày).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhận ( Mẫu số 2-HH).
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ ưu đãi:
+ Người bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt.
+ Người bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội.
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 7/4/2009 của Bộ LĐ-TBXH sửa đổi, bổ sung Mục VII thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin
+ Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế liên thông tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
|
|
Giải quyết chế độ anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động trong kháng chiến
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
Cán bộ trả kết quả kiểm tra giấy hẹn và giao kết quả cho người đến nhận.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
- Bản khai về người có công do người có công hoặc thân nhân (trong trường hợp được truy tặng) lập theo mẫu quy định có xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú;
- Bản sao quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản sao Bằng Anh hùng.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời gian giải quyết: Không quá 27 ngày làm việc (Phòng Lao động thương binh và Xã hội cấp huyện không quá 07 ngày, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh không quá 20 ngày làm việc).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai về người có công (Mẫu số 4c-AH)
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội;
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
+ Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
|
|
Cấp giấy báo tử cho liệt sỹ
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
Cán bộ trả kết quả kiểm tra giấy hẹn và giao kết quả cho người đến nhận.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy báo tử của gia đình liệt sỹ có xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú;
- Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người hy sinh hoặc UBND cấp xã nơi xảy ra sự việc lập. Trường hợp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm thì kèm theo bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu không xử án). Ngoài ra đối tượng thuộc một trong các trường hợp sau thì được cấp giấy báo tử:
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát trong các trường hợp:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát (có xác nhận của cơ sở y tế);
+ Suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên (phải có bệnh án điều trị của bệnh viện cấp tỉnh trở lên). Không áp dụng đối với thương binh loại B;
+ Người hy sinh đã được ghi là liệt sĩ trong các giấy tờ như: giấy báo tử trận; Huân chương, Huy chương; giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang hoặc lịch sử Đảng của cấp xã, phường, thị trấn trở lên;
+ Người hy sinh trong chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu đã được nhân dân, chính quyền địa phương suy tôn, đưa hài cốt vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ (có giấy xác nhận của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi đang quản lý mộ);
- Giấy chứng nhận thân nhân trong gia đình liệt sĩ do UBND cấp xã nơi thân nhân của liệt sỹ cư trú cấp (theo mẫu quy định).
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện.
+ Cơ quan phối hợp: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy chứng nhận thân nhân trong gia đình liệt sĩ (Mẫu 3-LS2).
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy báo tử.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
+ Người hy sinh thuộc cơ quan huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện hoặc xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) kể cả doanh nghiệp đóng trên địa cấp huyện.
+ Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ Luật hình sự.
+ Dũng cảm làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005.
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
+ Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
|
|
Cấp giấy chứng nhận bị thương
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
Cán bộ trả kết quả kiểm tra giấy hẹn và giao kết quả cho người đến nhận.
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
- Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người bị thương hoặc UBND cấp xã nơi xảy ra sự việc lập. Trường hợp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm thì kèm theo bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu không xử án).
- Người bị thương có vết thương được ghi nhận trong các giấy tờ gốc như: lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân được lập trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; phiếu chuyển thương, chuyển viện lúc bị thương; bệnh án điều trị khi bị thương; giấy ra viện khi bị thương.
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện
+ Cơ quan phối hợp: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không.
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận bị thương.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
+ Người bị thương thuộc cơ quan huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) hoặc xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) kể cả doanh nghiệp đóng trên địa cấp huyện;
+ Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ Luật hình sự.
+ Dũng cảm làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
+ Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
|
|
Cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sỹ
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì phải tiếp nhận giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sỹ có xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú;
+ Giấy báo tin mộ liệt sỹ (trường hợp thăm viếng mộ lần đầu).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Trong ngày.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện.
+ Cơ quan phối hợp: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không.
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ quy định về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sỹ.
+Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 29/01/2008 của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục và mức hỗ trợ thân nhân liệt sỹ đi thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sỹ.
|
|
Hỗ trợ thân nhân liệt sĩ đi thăm viếng mộ
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Phòng Lao động thương binh và Xã hội cấp huyện nơi đến.
Khi đến nộp hồ sơ công dân phải xuất trình giấy CMND để kiểm tra, đối chiếu.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì phải tiếp nhận giải quyết.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả tại Phòng Lao động thương binh – Xã hội cấp huyện.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí thăm viếng mộ liệt sỹ (theo mẫu quy định);
+ Giấy xác nhận do Phòng Lao động thương binh – Xã hội cấp huyện nơi quản lý mộ liệt sỹ.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Trong ngày.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện.
+ Cơ quan phối hợp: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí thăm viếng mộ liệt sỹ.
- Lệ phí: không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Mức tiền hỗ trợ theo quy định.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đối tượng được hỗ trợ gồm: Cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ, anh, chị em ruột; người được thân nhân liệt sỹ ủy quyền.
+ Số người được hỗ trợ: không quá 3 người/lần/năm.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ quy định về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng liệm, bia ghi tên liệt sỹ.
+ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 29/01/2008 của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục và mức hỗ trợ thân nhân liệt sỹ đi thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sỹ.
+ Công văn số 2054/LĐTBXH-TBLSNCC ngày 19/8/2008 của Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc triển khai thực hiện Thông tư 01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
|
|
Giải quyết cấp sổ ưu đãi giáo dục và đào tạo
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận viết giấy hẹn giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp bổ sung đầy đủ theo quy định.
Bước 3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:
Kiểm tra bản khai đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, đối chiếu với hồ sơ của người có công thuộc phạm vi quản lý, lập danh sách đề nghị cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo kèm bản khai đề nghị cấp sổ, bản sao giấy khai sinh gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xét duyệt.
Bước 4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Kiểm tra, xét duyệt danh sách đề nghị cấp sổ; ra Quyết định và cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo cho học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi; chuyển sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo kèm Quyết định cấp sổ và danh sách đề nghị cấp sổ đã được xét duyệt về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Bước 5. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện.
Cán bộ trả kết quả hồ sơ kiểm tra giấy hẹn và giao kết quả cho người đến nhận.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai cấp sổ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo (theo mẫu quy định) có xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú; Người có công với cách mạng do Trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý (sau đây gọi tắt là Trung tâm) thì do Trung tâm xác nhận; Đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền theo qui định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận người có công với cách mạng do đơn vị quân đội, công an quản lý.
- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng.
- 02 ảnh 2 x 3;
- Bản sao giấy khai sinh của đối tượng đề nghị cấp sổ ưu đãi.
- Giấy xác nhận của Trường đang học hoặc giấy báo nhập học (đối với trường hợp đề nghị cấp sổ lần đầu).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
- Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hộ sơ hợp lệ (Phòng Lao động thương binh và Xã hội cấp huyện 05 ngày, Sở Lao động thương binh và Xã hội 10 ngày).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện.
+ Cơ quan phối hợp: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai cấp sổ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo (mẫu số 01-ƯĐGD)
- Lệ phí: không
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo.
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính:
* Đối tượng cấp sổ ưu đãi giáo dục và đào tạo:
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh).
+ Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con bị dị dạng, dị tật của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
* Không cấp sổ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi mà hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học.
* Không áp dụng chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi trong các trường hợp sau:
+ Đang học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.
+ Đã hưởng chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo ở một cơ sở đào tạo, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở đào tạo khác cùng cấp và trình độ đào tạo.
+ Đang học ở nước ngoài.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội.
+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
+ Thông tư số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Liên tịch Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính.
+ Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
|
|
0 nhận xét: