BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG IV

           HUYỆN UỶ CHÂU ĐỨC                                              ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 CHI BỘ PHÒNG LAO ĐỘNG &TBXH             Châu Đức, ngày  29  tháng 6  năm 2012  


 
                                  BÀI THU HOẠCH
HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG IV (KHÓA XI)
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”

Tôi tên: Trần Phúc Minh.
Đơn vị công tác: Phòng Lao động & TBXH huyện Châu Đức.
Chức vụ: Chuyên viên
Nhiệm vụ được phân công: mảng Thương binh, liệt sĩ người có công.
Tôi tự kiểm điểm, tự phê bình, phê bình theo kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Ban chấp hành Trung ương khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về Xây dựng Đảng hiện nay”,  như sau:

I. Nhận thức, tiếp thu của bản thân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 4(Khóa XI) về những nhiệm vụ giải pháp tổ chức thực hiện được nêu trong nghị quyết Trung ương 4:
Qua nội dung học tập Nghị quyết Trung ương 4, bản thân tiếp thu được những nội dung sau:
- Mục đích của Nghị quyết Trung ương 4 là giúp các đồng chí Đảng viên, cán bộ, công chức nhận thức được đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa của Nghị quyết, nắm vững tư tưởng chỉ đạo, nội dung quan trọng, những công việc cần làm, cả trước mắt và lâu dài, tạo sự thông nhất cao về ý chí và hành động, đưa Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng vào cuộc sống.
-Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết với quyết tâm chính trị cao trong toàn Đảng. Các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, nhất là người đứng đầu, phải thật sự gương mẫu làm trước. Phải làm kiên quyết, kiên trì, xác định rõ lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành; làm từng bước vững chắc, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện.
- Xây dựng Đảng là công việc hệ trọng, khi thực hiện phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực đoan; giữ đúng nguyên tắc, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ; đồng thời không được để rơi vào trì trệ, hình thức, không làm chuyển biến được tình hình.
- Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo. Nghị quyết Trung ương 4 tập trung vào 3 vấn đề cấp bách:
Thứ nhất: đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Thứ hai: xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Thứ ba: xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Ba nội dung đó có quan hệ gắn bó, trong đó, nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt, mang tính cấp bách nhất.
 Giải pháp tổ chức thực hiện:
- Trước nhất, bản thân phải tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống để từ đó đề ra các hoạt động thực hiện công tác chuyên môn, nhất là các chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan, ảnh hưởng lớn đến mọi người dân.
- Vấn đề kế tiếp là mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý kiểm điểm, liên hệ theo chức trách, nhiệm vụ được giao, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành, gắn với thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm, theo cương vị công tác. Làm tốt việc kiểm điểm để có căn cứ xem xét, sàng lọc đội ngũ cán bộ của chi ủy, các chức danh chủ chốt nhiệm kỳ tới.
- Định kỳ tổ chức để cán bộ, công chức góp ý kiến xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong các buổi họp hoặc trong các kỳ đưa Đảng viên ra thực hiện tự phê trước tập thể.
II. Những công việc của Chi bộ Phòng và bản thân cần làm để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm  vụ, giải pháp mà Nghị quyết Trung ương IV
1. Công việc chung của Chi bộ:
-Theo tôi, trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự nghiêm khắc với bản thân, tự kiểm điểm hoạt động cá nhân mỗi ngày, để nhìn nhận lại việc tốt xấu để từ đó nâng cao phẩm chất con người.
- Phải phát huy được vai trò của nhân dân tham gia vào xây dựng Đảng chứ không chỉ là giám sát. Cần coi tiếng nói của nhân dân, của cán bộ, công chức là căn cứ quan trọng để tổ chức xem xét cán bộ. Tạo điều kiện để nhân dân, cán bộ, công chức có tiếng nói tham gia xây dựng Đảng.
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,cụ thể như việc chi tiêu tiết kiệm, có lối sống giản dị, trong sạch, lành mạnh.Thực hiện tốt đoàn kết nội bộ vì đoàn kết là sức mạnh của tập thể.
- Với truyền thống, bản chất tốt đẹp của Đảng, được nhân dân, cán bộ, công chức đồng tình, ủng hộ, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi nghị quyết này, tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đưa Đất nước ngày càng phát triển văn minh giàu đẹp.
          2. Kiểm điểm công việc của bản thân:
2.1. Về tư tưởng chính trị:
          - Luôn giữ vững quan điểm, lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
          - Luôn chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời vận động gia đình và người thân thực hiện tốt các qui định của địa phương nơi cư trú.
          - Nghiêm túc học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; qua học tập các chuyên đề này trong hành động, cũng như nhận thức của một cán công chức luôn phải có ý thức giúp đỡ mọi người xung quanh.
2. 2. Phẩm chất đạo đức, lối sống:
- Có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực. Luôn giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đồng nghiệp.
          - Đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu ảnh hưởng đến uy tín cơ quan, Nhà nước.
- Luôn chấp hành tốt nội quy cơ quan; có mối liên hệ chặt chẽ, gần gũi, thân tình với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
          - Luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân để có đề xuất kịp thời với lãnh đạo cơ quan.
2.3 Ưu điểm:
 - Thực hiện tốt các chức trách nhiệm vụ được giao, đảm bảo có hiệu quả năng suất trong công việc và đúng quy định pháp luật.
- Lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của cá nhân, tập thể nhằm điều chỉnh những thiếu sót để ngày càng hoàn thiện hơn.
- Sống có tình có nghĩa, yêu thương đồng chí, đồng đội, góp ý những ưu khuyết điểm của từng cán bộ công chức để có sự điều chỉnh cho phù hợp; đồng thời, để từ đó phát huy những điểm mạnh, hạn chế khắc phục các điểm yếu. Góp phần xây dựng Chi bộ ngày càng vững mạnh, trong sạch.
- Phấn đấu vượt khó, an tâm tư tưởng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, học tập, phát huy thực hành tiết kiệm, xây dựng lối sống chuyên cần, giải dị, tác phong làm việc khoa học, sáng tạo, hiệu quả.
- Có thái độ lịch thiệp, hướng dẫn tận tình các đối tượng chính sách và người dân đến liên hệ công việc; đây cũng là vấn đề quan trọng việc xây dựng văn hoá công sở, cho mọi đối tượng có liên quan biết và hiểu đúng chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người có công.
- Ngoài ra, trong công việc tuy là mảng hoàn toàn mới nhưng bản thân đã cố gắn tìm hiểu, phối hợp với các xã thị trấn thực hiện tương đối tốt; đối với các cán bộ công chức xã bản thân khi tiếp xúc đều có thái độ lịch thiệp, hướng dẫn xã tận tình. Vì tôi suy nghĩ rằng mọi người đều giống bản thân mình tất cả đều đặt mục tiêu công việc lên hàng đầu nhưng với lý do gì chưa đạt được thì trách nhiệm của mình phải hướng dẫn, trao đổi công việc để cùng nhau ngày càng phát triển.
2.4 Khuyết điểm:
- Trong công việc nhiều lúc còn dễ dãi, nể nang cho nên một số cán bộ xã chưa thực hiện đúng trình tự và thời gian quy định.
- Một số công việc bản thân không trực tiếp tham gia (như trong các buổi họp) cho nên khi thực hiện còn một số hạn chế.

Trên đây là Bản kiểm điểm Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Ban chấp hành Trung ương khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về Xây dựng Đảng hiện nay”. Đề nghị các đồng chí xem xét góp ý./.
       Châu Đức , ngày29  tháng 6 năm 2012
                                                                          Người viết bản kiểm điểm


                                                                                                                         

                                                                         

                                                               Trần Phúc Minh

0 nhận xét: