THÔNG TƯ Số: 29/2010/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 9 năm 2010 HƯỚNG DẪN ĐỊNH MỨC BIÊN CHẾ CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ CÔNG LẬP
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ tại công văn số 3181/BNV-TCBC ngày 15 tháng 9 năm 2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về định mức biên chế của trung tâm dạy nghề công lập, như sau:
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ tại công văn số 3181/BNV-TCBC ngày 15 tháng 9 năm 2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về định mức biên chế của trung tâm dạy nghề công lập, như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn định mức biên chế của trung tâm dạy nghề công lập, bao gồm: lãnh đạo, quản lý; giáo viên và viên chức làm công tác đào tạo, tổ chức, hành chính, quản trị, thiết bị, kế toán, tài vụ.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện).
Điều 2. Căn cứ xác định định mức biên chế của trung tâm dạy nghề công lập
Định mức biên chế của trung tâm dạy nghề công lập được xác định theo các căn cứ sau:
1. Vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm dạy nghề công lập được cấp có thẩm quyền quy định.
2. Quy mô đào tạo của trung tâm dạy nghề công lập.
3. Tiêu chuẩn giờ giảng của lãnh đạo, quản lý và giáo viên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Mục III Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề.
4. Viên chức làm công tác đào tạo, tổ chức, hành chính, quản trị, thiết bị, kế toán, tài vụ của trung tâm được quy định tại Thông tư này ngoài việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp còn phải kiêm nhiệm thêm công việc khác của trung tâm do Giám đốc phân công.
Điều 3. Định mức biên chế
1. Biên chế lãnh đạo, quản lý trung tâm
Mỗi trung tâm có giám đốc và không quá 02 phó giám đốc.
2. Biên chế giáo viên dạy nghề
Biên chế giáo viên của trung tâm được xác định theo tỷ lệ 01 giáo viên trên 20 học sinh quy đổi.
3. Biên chế làm công tác đào tạo, tổ chức, hành chính, quản trị, thiết bị, kế toán, tài vụ
Mỗi trung tâm được bố trí ít nhất 03 biên chế làm công tác đào tạo, tổ chức, hành chính, quản trị, thiết bị, kế toán, tài vụ, được bố trí như sau:
a) Công tác đào tạo, thiết bị: 01 biên chế.
b) Công tác tổ chức, hành chính, quản trị: 01 biên chế.
c) Công tác kế toán, tài vụ: 01 biên chế.
Căn cứ vào nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quy mô đào tạo của mỗi trung tâm dạy nghề công lập, Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bổ sung thêm biên chế làm công tác đào tạo, tổ chức, hành chính, quản trị, thiết bị, kế toán, tài vụ nhưng không vượt quá 25% tổng số biên chế của trung tâm.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
1. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Ngân hàng chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - UBND quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Các đơn vị, Website thuộc Bộ LĐTBXH; - Lưu: VT, TCCB, TCDN. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đàm Hữu Đắc |
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét: