QUYẾT ĐỊNH Số: 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 về việc PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
tải QD800TTG.PDF tại đây | |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hànhChương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW xác địnhnhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới”.
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hànhChương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW xác địnhnhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới”.
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chươngtrình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, baogồm các nội dung chính sau đây:
I. MỤC TIÊU CHUNG
Xây dựng nông thôn mới có kết cấuhạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổchức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịchvụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dânchủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ;an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dânngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêuchuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).
2. Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêuchuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).
III. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰCHIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian thực hiện: từ năm 2010đến năm 2020.
2. Phạm vi: thực hiện trên địa bànnông thôn của toàn quốc.
IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xãhội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung sau:
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chísố 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2011, cơ bản phủ kín quyhoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước làm cơ sở đầu tư xây dựng nôngthôn mới, làm cơ sở để thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2010 - 2020;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Quy hoạch sử dụng đấtvà hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;
- Nội dung 2: Quy hoạch phát triểnhạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnhtrang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện nộidung 1 “Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nôngnghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ”;
- Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiệnnội dung 2: “Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; pháttriển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã”;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xãrà soát, bổ sung và hoàn chỉnh 02 loại quy hoạch trên; đồng thời chỉ đạo thựchiện;
- Ủy ban nhân dân xã tổ chức lậpquy hoạch, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư, trình Ủy ban nhân dânhuyện phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch đã được duyệt.
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xãhội
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chísố 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Hoàn thiện đường giaothông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Đến2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa)và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa);
- Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thốngcác công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bànxã. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xãđạt chuẩn;
- Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thốngcác công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã.Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xãđạt chuẩn;
- Nội dung 4: Hoàn thiện hệ thốngcác công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã. Đến 2015 có 50%số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thốngcác công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã. Đến 2015 có45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 6: Hoàn chỉnh trụ sở xãvà các công trình phụ trợ. Đến 2015 có 65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có85% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 7: Cải tạo, xây mới hệthống thủy lợi trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênhcấp 3 trở lên được kiên cố hóa). Đến 2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứnghóa hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch).
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Giao thông vận tải hướng dẫnthực hiện nội dung 1: “Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dânxã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã”;
- Bộ Công thương hướng dẫn thựchiện nội dung 2: “Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phụcvụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã”;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchhướng dẫn thực hiện nội dung 3: “Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhucầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã”;
- Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện nộidung 4: “Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trênđịa bàn xã”;
- Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiệnnội dung 5: “Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáodục trên địa bàn xã”;
- Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện nộidung 6: “Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ”;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn hướng dẫn thực hiện nội dung 7: “Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trênđịa bàn xã”;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xãxây dựng đề án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựngđề án và tổ chức thực hiện.
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triểnkinh tế, nâng cao thu nhập.
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chísố 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2015 có 20% số xãđạt, đến 2020 có 50% số xã đạt;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Chuyển dịch cơ cấukinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa,có hiệu quả kinh tế cao;
- Nội dung 2: Tăng cường công táckhuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất nông - lâm - ngư nghiệp;
- Nội dung 3: Cơ giới hóa nôngnghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;
- Nội dung 4: Bảo tồn và phát triểnlàng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triểnngành nghề theo thế mạnh của địa phương;
- Nội dung 5: Đẩy mạnh đào tạo nghềcho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việclàm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn hướng dẫn thực hiện nội dung 1, 2, 3, 4;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội hướng dẫn thực hiện nội dung 05.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xãxây dựng đề án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựngđề án và tổ chức thực hiện.
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội.
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chísố 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Thực hiện có hiệu quảChương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao(Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Nội dung 2: Tiếp tục triển khaiChương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo;
- Nội dung 3: Thực hiện các chươngtrình an sinh xã hội.
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội hướng dẫn thực hiện các nội dung trên;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xãxây dựng đề án theo các nội dung có liên quan nêu trên; Đồng thời chỉ đạo thựchiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựngđề án và tổ chức thực hiện.
5. Đổi mới và phát triển các hìnhthức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chísố 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 65% số xã đạt chuẩnvà đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Phát triển kinh tếhộ, trang trại, hợp tác xã;
- Nội dung 2: Phát triển doanhnghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;
- Nội dung 3: Xây dựng cơ chế,chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chủ trì, hướng dẫn thực hiện các nội dung 1, 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫnthực hiện nội dung 2;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thànhphố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xãxây dựng đề án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựngđề án theo nội dung 1, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư, trình Ủy bannhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
6. Phát triển giáo dục - đào tạo ởnông thôn
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chísố 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 45% số xã đạtchuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn;
b) Nội dung: Tiếp tục thực hiệnChương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộtiêu chí quốc gia nông thôn mới;
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì,hướng dẫn thực hiện đề án;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân chỉ đạo các huyện, thị xã hướngdẫn các xã xây dựng đề án; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựngđề án và tổ chức thực hiện.
7. Phát triển y tế, chăm sóc sứckhỏe cư dân nông thôn
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chísố 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 50% số xã đạtchuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
b) Nội dung: Tiếp tục thực hiệnChương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực về y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêuchí quốc gia nông thôn mới.
c) Phân công quản lý, thực hiện dựán:
- Bộ Y tế chủ trì, hướng dẫn thựchiện đề án;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân chỉ đạo các huyện, thị xã hướngdẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựngđề án và tổ chức thực hiện.
8. Xây dựng đời sống văn hóa, thôngtin và truyền thông nông thôn.
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chísố 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 30% số xã có nhàvăn hóa xã, thôn và 45% số xã có bưu điện và điểm internet đạt chuẩn. Đến 2020có 75% số xã có nhà văn hóa xã, thôn và 70% có điểm bưu điện và điểm internetđạt chuẩn;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới;
- Nội dung 2: Thực hiện thông tinvà truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchchủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 1;
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủtrì, hướng dẫn thực hiện nội dung 2;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân chỉ đạo các huyện, thị xã hướngdẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựngđề án, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư và tổ chức thực hiện.
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môitrường nông thôn
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chísố 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinhhoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khudịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinhthái trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xãđạt chuẩn;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiệnchương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Nội dung 2: Xây dựng các côngtrình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm:xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng cácđiểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cảitạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở cáccông trình công cộng….
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chủ trì, hướng dẫn thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xãxây dựng dự án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựngdự án, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư và tổ chức thực hiện.
10. Nâng cao chất lượng tổ chứcĐảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn.
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chísố 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩnvà năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Tổ chức đào tạo cánbộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thônmới;
- Nội dung 2: Ban hành chính sáchkhuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ởcác xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanhchóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này;
- Nội dung 3: Bổ sung chức năng,nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợpvới yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Nội vụ chủ trì, hướng dẫn thựchiện;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thànhphố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xãxây dựng đề án theo các nội dung có liên quan; đồng thời chỉ đạo, triển khaithực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựngđề án theo nội dung 1, 3 và tổ chức thực hiện.
11. Giữ vững an ninh, trật tự xãhội nông thôn
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chísố 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩnvà năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Ban hành nội quy, quyước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tụclạc hậu;
- Nội dung 2: Điều chỉnh và bổ sungchức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã,thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theoyêu cầu xây dựng nông thôn mới.
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Công an chủ trì, hướng dẫnthực hiện đề án;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn các xãxây dựng đề án và tổ chức thực hiện.
V. VỐN VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆNCHƯƠNG TRÌNH:
1. Vốn ngân sách (Trung ương và địaphương), bao gồm:
a) Vốn từ các chương trình mục tiêuquốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếptục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn: khoảng 23%;
b) Vốn trực tiếp cho chương trìnhđể thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm 3 mục VI của Quyết định này:khoản 17%.
2. Vốn tín dụng (bao gồm tín dụngđầu tư phát triển và tín dụng thương mại): khoảng 30%;
3. Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tácxã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 20%;
4. Huy động đóng góp của cộng đồngdân cư: khoảng 10%.
VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂTHỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Thực hiện cuộc vận động xã hộisâu rộng về xây dựng nông thôn mới
a) Tổ chức phát động, tuyên truyền,phổ biến, vận động từ trung ương đến cơ sở, để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cảhệ thống chính trị tham gia. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, cácđiển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mớitrên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hìnhnày;
b) Phát động phong trào thi đua xâydựng nông thôn mới trong toàn quốc. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trởthành một nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cơ quan có liên quan.
2. Cơ chế huy động vốn:
Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốnhuy động để triển khai thực hiện chương trình này.
a) Thực hiện lồng ghép các nguồnvốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ cómục tiêu trên địa bàn, bao gồm:
- Vốn từ các chương trình mục tiêuquốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địabàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo gồm: chươngtrình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch vàvệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng, chống tội phạm; chương trìnhdân số và kế hoạch hóa gia đình; chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội,bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chươngtrình về văn hóa; chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; dự án trồngmới 5 triệu ha rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợ chia tách huyện, xã; hỗtrợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi…; đầu tư kiên cố hóatrường, lớp học; kiên cố hóa kênh mương; phát triển đường giao thông nông thôn;phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề…;
- Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếpcủa chương trình này, bao gồm cả trái phiếu Chính phủ (nếu có);
b) Huy động tối đa nguồn lực củađịa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Hội đồng nhândân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giaođất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừđi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xâydựng nông thôn mới;
c) Huy động vốn đầu tư của doanhnghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệpđược vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãiđầu tư theo quy định của pháp luật;
d) Các khoản đóng góp theo nguyêntắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dânxã thông qua;
đ) Các khoản viện trợ không hoànlại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự ánđầu tư;
e) Sử dụng có hiệu quả các nguồnvốn tín dụng:
- Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nướcđược trung ương phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo chương trình kiên cố hóakênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồngthủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tạiNghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
- Vốn tín dụng thương mại theo quyđịnh tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ vềchính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
g) Huy động các nguồn tài chính hợppháp khác.
3. Nguyên tắc cơ chế hỗ trợ
a) Hỗ trợ 100% từ ngân sách trungương cho: công tác quy hoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụsở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà vănhóa xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới chocán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã;
b) Hỗ trợ một phần từ ngân sáchtrung ương cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dâncư; đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng;phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hóa thôn, bản; công trình thể thaothôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản;
c) Mức hỗ trợ từ ngân sách trungương căn cứ điều kiện kinh tế xã hội để bố trí phù hợp với quy định tại Nghịquyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nôngdân, nông thôn. Ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn chưa tự cân đối ngânsách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địa phương làm tốt.
4. Cơ chế đầu tư
a) Chủ đầu tư các dự án xây dựngcông trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là Ban Quản lý xây dựng nông thôn mớixã do Ủy ban nhân dân xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuậtcao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban Quản lý xã không đủ năng lực vàkhông nhận làm chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho một đơn vị có đủnăng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã;
b) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng tại các xã, thôn, bản có thời gian thực hiện dưới 2 năm hoặc giá trị côngtrình đến 3 tỷ, chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trong đó phải nêu rõtên công trình, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô kỹ thuật công trình,thời gian thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn đầu tư và cơ chế huy độngnguồn vốn kèm theo thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán;
Đối với các công trình có giá trịtrên 3 tỷ hoặc công trình có ý kiến kỹ thuật cao thì việc lập báo cáo kinh tế -kỹ thuật và thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán phải do đơn vị tư vấn có tưcách pháp nhân thực hiện. Việc lựa chọn tư vấn phải theo quy định hiện hành.
Trong quá trình chuẩn bị đầu tư cầntiến hành lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư về báo cáo kinh tế - kỹthuật và thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán các công trình cơ sở hạ tầng.
c) Ủy ban nhân dân huyện là cấpquyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình có mứcvốn đầu tư trên 3 tỷ đồng có nguồn gốc từ ngân sách và các công trình có yêucầu kỹ thuật cao;
d) Ủy ban nhân dân xã là cấp quyếtđịnh đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình có mức vốn đầutư đến 3 tỷ đồng có nguồn gốc từ ngân sách;
đ) Lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọnnhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng các xã thực hiện theo 3 hình thức:
- Giao các cộng đồng dân cư thôn,bản, ấp (những người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình) tự thực hiện xây dựng;
- Lựa chọn nhóm thợ, cá nhân trongxã có đủ năng lực để xây dựng;
- Lựa chọn nhà thầu thông qua hìnhthức đấu thầu (theo quy định hiện hành).
Khuyến khích thực hiện hình thứcgiao cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình tự thực hiện xây dựng.
e) Ban giám sát cộng đồng gồm đạidiện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc xã, các tổ chức xã hội và đại diệncủa cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình do dân bầu thực hiện giám sát các côngtrình cơ sở hạ tầng xã theo quy định hiện hành về giám sát đầu tư của cộngđồng.
5. Đào tạo cán bộ chuyên trách đểtriển khai chương trình mục tiêu quốc gia
Hình thành đội ngũ cán bộ chuyêntrách ở các cấp từ Trung ương đến địa phương để triển khai có hiệu quả chươngtrình. Đồng thời, tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựngnông thôn mới từ trung ương đến địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chủ trì phối hợp với Bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành nội dung, tài liệu đào tạo, tổchức tập huấn cán bộ xây dựng nông thôn mới.
6. Hợp tác quốc tế trong xây dựngnông thôn mới.
a) Vận động, hợp tác với các tổchức quốc tế hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới;
b) Tranh thủ hỗ trợ vốn và vay vốntừ các tổ chức tài chính quốc tế và các đối tác phát triển quốc tế để tăngnguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
7. Điều hành, quản lý chương trình
a) Thành phố Ban Chỉ đạo Trung ươngđể chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do đồng chí Phó Thủ tướngthường trực làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônlàm Phó trưởng ban thường trực, thành viên là lãnh đạo các Bộ, ngành, các tổchức đoàn thể có liên quan;
b) Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiệnchương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở các cấp để chỉ đạotriển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
c) Thành lập Văn phòng điều phốiChương trình giúp Ban Chỉ đạo ở Trung ương đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Sở Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực điều phối, giúp Ban Chỉ đạotỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Chương trình trên địa bàn.
VII. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ TỔCHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngànhtrung ương:
a) Các Bộ, ngành được phân côngthực hiện các nội dung của chương trình (tại mục IV) chịu trách nhiệm về việcxây dựng cơ chế, chính sách; hướng dẫn xây dựng các đề án, dự án để thực hiệncác nội dung theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đồng thời,đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện ở cơ sở.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn là cơ quan thường trực Chương trình, có nhiệm vụ:
- Giúp Ban Chỉ đạo Trung ương chỉđạo thực hiện Chương trình; chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xâydựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầukinh phí thực hiện Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đểtổng hợp báo cáo Chính phủ;
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tìnhhình thực hiện Chương trình của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương vàChính phủ.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan cân đối và phân bổnguồn lực cho Chương trình thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ương; phối hợp vớicác Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, quản lý thực hiện Chươngtrình.
d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợpvới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định vốntừ ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương triểnkhai thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; đồngthời chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ chế tài chính phù hợp với các Đề án, dự áncủa Chương trình; giám sát chỉ tiêu; tổng hợp quyết toán kinh phí Chương trình;cơ chế lồng ghép các nguồn vốn.
đ) Bộ Xây dựng hướng dẫn, hỗ trợcác địa phương hoàn thành quy hoạch ở các xã theo tiêu chí nông thôn mới;
e) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉđạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng của các ngân hàng tham giathực hiện chương trình;
g) Các cơ quan thông tin truyềnthông có trách nhiệm tuyên truyền phục vụ yêu cầu của chương trình.
2. Trách nhiệm của địa phương
a) Tổ chức triển khai các chươngtrình trên địa bàn;
b) Phân công, phân cấp trách nhiệmcủa từng cấp và các ban, ngành cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện Chươngtrình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm chocơ sở;
c) Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quảcác Chương trình, dự án trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quảnlý thực hiện chương trình và thực hiện chế độ báo cáo hàng năm.
3. Huy động sự tham gia của các tổchức đoàn thể: đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức thành viên tích cực tham gia vào thực hiện Chương trình; tiếp tục thựchiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,bổ sung theo các nội dung mới phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới.
Điều 2. Quyết định này cóhiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTN (5b). | THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét: