THÔNG BÁO Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2009, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2010
THÔNG BÁO số 108/TB-VPCP ngày 29/4/2010
ÝKIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁCPHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2009, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ CÔNGTÁC NĂM 2010
Ngày 19 tháng 4 năm 2010, tại BàRịa – Vũng Tàu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì Hội nghị tổng kết côngtác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2009, triển khai nhiệm vụcông tác năm 2010. Cùng dự có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chốnglụt, bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Ban Chỉ huy phòng, chốnglụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương. Sau khi nghe các báocáo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếmCứu nạn, ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến kếtluận như sau:
1. Đánh giá chung:
- Năm 2009, thiên tai, lụt bão diễnbiến phức tạp, cực đoan, đặc biệt là hai trận bão số 9 và số 11 kèm theo mưalớn ngay trước và trong khi bão, gây lũ lớn vượt mức lũ lịch sử, làm ngập lụttrên diện rộng, công tác chỉ đạo đối phó và triển khai tìm kiếm cứu nạn gặp rấtnhiều khó khăn.
- Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạophòng, chống lụt, bão Trung ương, Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ,ngành và chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai kịpthời công tác phòng, chống và ứng phó với lụt, bão nên đã hạn chế được nhiềuthiệt hại. Các địa phương đã chủ động hơn trong việc theo dõi thông tin diễnbiến của bão, lũ, tham khảo thông tin từ các đài, các trung tâm dự báo quốc tếnên đã chủ động triển khai công tác phòng, chống hiệu quả. Chính quyền các cấpđã tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống bão, lũ quyết liệt,phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên xuống các địa bàn xung yếu đểtrực tiếp chỉ đạo; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ; tổ chức tìm kiếm cứunạn và cứu hộ kịp thời; khẩn trương khắc phục hậu quả do thiên tai, bão, lũnhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân, không địa phương nào để người dân bịđói, bị rét.
- Mặc dù còn nhiều khó khăn do tácđộng của khủng hoảng kinh tế, ngân sách nhà nước còn hạn chế, nhưng ngay từ đầunăm 2009, nguồn vốn cho công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn vẫnđược quan tâm, ưu tiên giải quyết, các chương trình: xử lý cấp bách các côngtrình phòng, chống lụt, bão, đê biển, cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũđồng bằng sông Cửu Long được triển khai đúng tiến độ; trang thiết bị phục vụcông tác cứu hộ, cứu nạn đã và đang được bổ sung, nâng cấp theo kế hoạch tổngthể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; mức dự trữ quốc gia được bố trí tăngthêm.
- Công tác dự báo đã từng bước cảitiến, nâng cao chất lượng dự báo, tăng tần suất cung cấp thông tin; Trung tâmDự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã phát hiện và cảnh báo, dự báo sớm tấtcả các cơn bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đông và các đợt mưa lũtrong năm 2009.
- Các lực lượng quân đội, công anđã chủ động giúp đỡ các địa phương bị thiên tai triển khai kịp thời các biệnpháp phòng, tránh; thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn nên đã hạn chếđược thiệt hại về người và tài sản; làm tốt nhiệm vụ giúp dân, xứng đáng là lựclượng nòng cốt trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc các địaphương đã làm tốt công tác vận động kêu gọi các tổ chức xã hội, đồng bào trongvà ngoài nước, các tổ chức Quốc tế ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai.
2. Những mặt còn tồn tại:
- Công tác dự báo đã có nhiều cốgắng nhưng còn hạn chế trong việc dự báo những yếu tố thiên tai cực đoan nhưmưa lớn cục bộ, lũ ống, lũ quét, giông lốc.
- Một số địa phương chưa thực hiệntốt phương châm ‘4 tại chỗ’, việc dự trữ lương thực, thuốc men và trang thiếtbị ở một số vùng thường bị ngập lụt chưa đầy đủ, khi xảy ra sự cố thường phảiđiều động phương tiện cứu hộ, cứu nạn từ xa tới. Vẫn còn xảy ra trường hợp bịchết người đáng tiếc do nguyên nhân bất cẩn của người dân.
- Công tác quản lý tàu thuyền hoạtđộng trên sông, trên biển đã có tiến bộ nhưng chưa thực sự bài bản, thườngxuyên, đặc biệt là việc quản lý tàu thuyền ra khơi từ các bãi ngang; còn thiếukhu neo đậu cho tàu thuyền tránh trú bão, một số địa phương tổ chức neo đậu tàuthuyền trong khu tránh, trú bão chưa tốt, nên tàu thuyền vẫn bị đắm ngay trongkhu neo đậu.
- Việc phòng ngừa tác động củathiên tai chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Các Bộ, ngành và địa phươngtriển khai thực hiện chiến lược Quốc gia phòng chống giảm nhẹ thiên tai cònchậm.
- Việc đảm bảo an toàn cho hồ chứanước chưa đáp ứng yêu cầu, quản lý và phối hợp trong vận hành còn lỏng lẻo,chưa xây dựng xong quy trình vận hành liên hồ, hầu hết các hồ chứa chưa cóthiết bị quan trắc tự động, thiếu thông tin phục vụ chỉ đạo vận hành.
- Các dự án, chương trình đầu tưnâng cấp đê sông, đê biển, an toàn hồ chứa, khu neo đậu tàu thuyền, cảng cá đãđược phê duyệt nhưng vốn đầu tư còn hạn chế nên triển khai xây dựng còn rấtchậm, không đồng bộ nên chưa phát huy hiệu quả.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thứccủa cộng đồng về các loại hình thiên tai và biện pháp phòng, tránh còn hạn chế,đặc biệt là số đông đồng bào ở vùng sâu, vùng xa chưa được tiếp cận đầy đủthông tin và kiến thức phòng tránh.
- Mặc dù đã có sự tập trung chỉ đạoquyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, sự phối hợp của toàn bộ hệthống chính trị từ Trung ương đến địa phương nhưng thiệt hại năm 2009 vẫn rấtnặng nề. Bão, lũ đã làm 454 người chết và mất tích, 1.390 người bị thương,13.289 căn nhà, 9.000 phòng học và hơn 13.300 cơ sở y tế bị đổ, 410.97 căn nhàbị ngập, 234.000 ha lúa bị ngập, 167.377 ha hoa màu bị ngập, thiệt hại, 13triệu khối đất đá công trình giao thông, thủy lợi bị sạt trượt, hơn 2.400 côngtrình thủy lợi nhỏ bị cuốn trôi và hư hại. Tổng thiệt hại ước tính hơn 23.700tỷ đồng.
3. Kế hoạch, nhiệm vụ công tácnăm 2010
Dự báo, năm 2010 số cơn bão trênbiển Đông ở mức xấp xỉ năm 2009, nhiệt độ trung bình cả năm sẽ cao, nắng nónggay gắt, mưa ở mức trung bình nhiều năm nhưng cực đoan hơn, đỉnh lũ các sôngkhu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có xu thế lớn. Để làm tốt công tác phòng, chốnglụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2010, các Bộ, ngành, địa phương cần chỉ đạo,triển khai quyết liệt một số việc sau:
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo, Chỉ huyphòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn, triển khai kế hoạch phòng, chống lụt,bão năm 2010; căn cứ tình hình thiên tai các năm 2008, 2009 có xét đến yếu tốbiến đổi khí hậu để điều chỉnh kịp thời kế hoạch và xây dựng phương án cụ thểcho năm 2010 đảm bảo chủ động, sát thực tế, hiệu quả hơn, đặc biệt đối với cácvùng trọng điểm, xung yếu. Rà soát lại nguồn dự trữ quốc gia, kiểm tra cụ thểcông tác ‘4 tại chỗ’ nhất là ở các khu vực thường xuyên bị thiên tai.
- Khẩn trương triển khai chươngtrình hành động thực hiện chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm2020, lồng ghép các nội dung liên quan đến phòng tránh thiên tai, biến đổi khíhậu, nước biển dâng vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cácdự án nâng cao năng lực dự báo, tăng khả năng dự báo sớm và nâng cao độ chínhxác trong dự báo lũ, bão và áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là việc cảnh báo, dựbáo các loại hình thiên tai cực đoan như lũ quét, sạt lở đất, giông lốc … tiếptục cải tiến nội dung, hình thức cung cấp thông tin phù hợp với từng đối tượngtiếp nhận. Từng bước hiện đại hóa, nâng cấp trang thiết bị phục vụ chỉ đạo, triểnkhai ứng phó nhanh, kịp thời và hiệu quả khi xử lý các tình huống do thiên tai,bão, lũ.
- Tiếp tục thực hiện các chươngtrình, dự án đầu tư đã được phê duyệt như: nâng cấp đê biển, đê sông, an toànhồ chứa, thông tin phục vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trênbiển; xây dựng khu neo đậu tàu thuyền; xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùngngập lũ đồng bằng sông Cửu Long; lập bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét,sạt lở đất.
- Các địa phương chỉ đạo vận hànhhồ chứa trên địa bàn theo quy trình vận hành đã được phê duyệt, đảm bảo việctích nước, xả nước hợp lý, trường hợp quy trình chưa phù hợp thì sửa đổi, nhằmkhai thác tối đa hiệu quả của các hồ chứa trong việc cắt giảm lũ cho hạ lưu vàduy trì dòng chảy trong mùa kiệt, nhất là trong điều kiện diễn biến thời tiếtbất thường do biến đổi khí hậu.
- Có kế hoạch ứng phó với hiệntượng biến đổi khí hậu, động đất, sóng thần thời gian qua đã xảy ra ở nhiều nơitrên thế giới, rà soát lại tiêu chuẩn xây dựng cho phù hợp, triển khai việcthực hiện Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần và Quy chế phòng, chốngđộng đất, sóng thần; tổ chức diễn tập về phòng, chống động đất, sóng thần, bão,lũ, lũ quét.
- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền,giáo dục, phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức của cộng đồng về các loại hìnhthiên tai, bão, lũ và biện pháp phòng, tránh để người dân hiểu biết, tự cứumình trước khi có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
4. Về một số kiến nghị của cácBộ, ngành, địa phương:
- Về việc đầu tư xây dựng khu neođậu, tránh trú bão của tàu thuyền và cảng cá: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệtquy hoạch chi tiết, hàng năm bố trí nguồn vốn đầu tư. Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đã được bố trí vốn, báocáo Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Thông tin và Truyền thông tiếptục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện đầu tư nâng cấp hệ thốngthông tin liên lạc phục vụ phòng, chống thiên tai, lũ lụt, bão và tìm kiếm cứunạn.
- Bộ Nội vụ tiếp tục chủ trì, phốihợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức quản lý,điều hành công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo hướng từngbước chuyên trách, hiện đại hóa.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường phốihợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng cácquy trình vận hành liên hồ chứa.
- Về việc trang bị ca nô phục vụtìm kiếm cứu nạn: Giao Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn phối hợp với Ban Chỉđạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương nghiên cứu, trang bị ca nô có công suấtlớn phù hợp với yêu cầu tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong điều kiện sóng gió lớn.
- Các Bộ, ngành, địa phương trongquy hoạch, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội phải lồng ghép với nhiệm vụ ứngphó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là vùng đồng bằng sông CửuLong. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương khẩn trươnghoàn chỉnh hồ sơ các dự án thuộc chương trình đê sông, đê biển đã được phêduyệt; đồng thời phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyênvà Môi trường làm việc với các tổ chức quốc tế để sử dụng nguồn vốn ưu đãi từcác nhà tài trợ cho Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậuđể đầu tư xây dựng.
Văn phòng Chính phủ xin thông báođể các Bộ, cơ quan và các địa phương liên quan biết, thực hiện.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các PTTg; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão TW; - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, Các Vụ: TH, KTTH, NC, ĐP, KGVX; - Lưu: VT, KTN (4) | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM Văn Trọng Lý |
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét: