NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC
CHÍNH PHỦ ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- |
Số: 24/2010/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2010 |
NGHỊ ĐỊNH
QUYĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Công chức quy định tại Nghịđịnh số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định nhữngngười là công chức.
2. Cơ quan quản lý công chức,bao gồm:
a) Cơ quan có thẩm quyền củaĐảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộcTrung ương;
c) Văn phòng Chủ tịch nước, Vănphòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;
d) Tòa án nhân dân tối cao, ViệnKiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ và các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập màkhông phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
e) Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương.
Chương 2.
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
MỤC 1. CĂN CỨ, ĐIỀU KIỆN,THẨM QUYỀN TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Điều 3. Căn cứ tuyển dụngcông chức
1. Việc tuyển dụng công chứcphải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơquan sử dụng công chức.
2. Cơ quan sử dụng công chức cótrách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chứcphê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức.
3. Hàng năm, cơ quan sử dụngcông chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý côngchức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Nghị định này.
Điều 4. Điều kiện đăng ký dựtuyển công chức
Điều kiện đăng ký dự tuyển côngchức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Cơquan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dựtuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, báo cáo cơquan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng.
Điều 5. Ưu tiên trong tuyểndụng công chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiêntrong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang,Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: đượccộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩquan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơyếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của ngườihưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổngkhởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạtđộng kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang,con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xéttuyển;
c) Người hoàn thành nghĩa vụquân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, độiviên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia pháttriển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: đượccộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.
2. Trường hợp người dự thi tuyểnhoặc dự xét tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điềunày thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển theo quy địnhtại khoản 3 Điều 10 Nghị định này hoặc kết quả xét tuyển theo quy định tạikhoản 4 Điều 13 Nghị định này.
Điều 6. Thẩm quyền tuyển dụngcông chức
1. Cơ quan có thẩm quyền tuyểndụng công chức bao gồm:
a) Các cơ quan theo quy định tạiĐiều 39 Luật Cán bộ, công chức;
b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị đượcphân cấp tuyển dụng công chức theo quy định tại Điều 39 Luật Cán bộ, công chức,được giao biên chế, kinh phí hoạt động, có con dấu, tài khoản riêng.
2. Căn cứ số lượng người đăng kýdự tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định việc thànhlập Hội đồng thi tuyển khi tổ chức thi tuyển và Hội đồng xét tuyển khi tổ chứcxét tuyển (sau đây gọi chung là Hội đồng tuyển dụng).
3. Trường hợp không thành lậpHội đồng tuyển dụng, bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan cóthẩm quyền tuyển dụng giúp người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thựchiện việc tuyển dụng; đồng thời khi tổ chức tuyển dụng vẫn phải thành lập cácbộ phận giúp việc theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
Điều 7. Hội đồng tuyển dụngcông chức
1. Hội đồng tuyển dụng công chứccó 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là ngườiđứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng côngchức;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng làngười đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩmquyền tuyển dụng công chức;
c) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồnglà công chức thuộc bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan cóthẩm quyền tuyển dụng công chức;
d) Các ủy viên khác là đại diệnmột số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan.
2. Hội đồng tuyển dụng làm việctheo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sauđây:
a) Thành lập bộ phận giúp việcgồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi trong trường hợp tổ chứcthi tuyển, Ban kiểm tra sát hạch trong trường hợp tổ chức xét tuyển, Ban phúckhảo;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển vàsử dụng theo quy định;
c) Tổ chức chấm thi;
d) Chậm nhất sau 15 ngày kể từngày tổ chức chấm thi xong, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơquan có thẩm quyền tuyển dụng công chức kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển để xemxét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáotrong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.
MỤC 2. THI TUYỂN CÔNGCHỨC
Điều 8. Các môn thi và hìnhthức thi
1. Môn kiến thức chung: thi viết01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chứcchính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.
2. Môn nghiệp vụ chuyên ngành:thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêucầu của vị trí việc làm.
Đối với vị trí việc làm yêu cầuchuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học, môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoạingữ hoặc tin học. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chứcquyết định hình thức và nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữhoặc tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Trongtrường hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ quy định tại khoản3 hoặc môn tin học văn phòng quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Môn ngoại ngữ: thi viết hoặcthi vấn đáp 01 bài một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặcngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan cóthẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
Đối với vị trí việc làm yêu cầusử dụng tiếng dân tộc thiểu số, việc thi môn ngoại ngữ được thay thề bằng thitiếng dân tộc thiểu số. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng côngchức quyết định hình thức và nội dung thi tiếng dân tộc thiểu số.
4. Môn tin học văn phòng: thithực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm 01 bài theo yêu cầu của vị trí việc làmdo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
Điều 9. Điều kiện miễn thimột số môn
Người đăng ký dự tuyển công chứcđược miễn thi một số môn trong kỳ thi tuyển công chức như sau:
1. Miễn thi môn ngoại ngữ trongtrường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trongcác điều kiện sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học,sau đại học về ngoại ngữ;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học,sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạobằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
2. Miễn thi môn tin học vănphòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệthông tin trở lên.
Điều 10. Cách tính điểm
1. Bài thi được chấm theo thangđiểm 100.
2. Điểm các môn thi được tínhnhư sau:
a) Môn kiến thức chung: tính hệsố 1;
b) Môn nghiệp vụ chuyên ngành:bài thi viết tính hệ số 2; bài thi trắc nghiệm tính hệ số 1;
c) Môn ngoại ngữ, tiếng dân tộcthiểu số, môn tin học văn phòng: tính hệ số 1 và không tính vào tổng số điểmthi.
3. Kết quả thi tuyển là tổng sốđiểm của các bài thi môn kiến thức chung và môn nghiệp vụ chuyên ngành tínhtheo quy định tại khoản 2 Điều này cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5Nghị định này.
Điều 11. Xác định người trúngtuyển trong kỳ thi tuyển công chức
1. Người trúng tuyển trong kỳthi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ các bài thi của các mônthi;
b) Có điểm của mỗi bài thi đạttừ 50 điểm trở lên;
c) Có kết quả thi tuyển cao hơnlấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng vịtrí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trởlên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm bàithi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm bàithi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắcnghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn khôngxác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyểndụng công chức quyết định người trúng tuyển.
3. Người không trúng tuyển trongkỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thituyển lần sau.
MỤC 3. XÉT TUYỂN CÔNG CHỨC
Điều 12. Nội dung xét tuyểncông chức
1. Xét kết quả học tập của ngườidự tuyển.
2. Phỏng vấn về trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
Điều 13. Cách tính điểm
1. Điểm học tập được xác địnhbằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập củangười dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dựtuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.
2. Điểm tốt nghiệp được xác địnhbằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văncủa người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.
3. Điểm phỏng vấn được tính theothang điểm 100 và tính hệ số 1.
4. Kết quả xét tuyển là tổng sốđiểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn tính theo quy định tạikhoản 1, 2 và 3 Điều này và điểm ưu tiên theo quy định tại Điều 5 Nghị địnhnày.
5. Trường hợp người dự xét tuyểncó trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị tríviệc làm cần tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng căn cứ kết quả họctập trong hồ sơ của người dự xét tuyển và điểm phỏng vấn về chuyên môn, nghiệpvụ để tính điểm theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 14. Xác định người trúngtuyển trong kỳ xét tuyển công chức
1. Người trúng tuyển trong kỳxét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điểm học tập, điểm tốtnghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên;
b) Có kết quả xét tuyển cao hơnlấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng củatừng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trởlên có kết quả xét tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm họctập cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm học tập bằng nhau thì người có điểmtốt nghiệp cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn chưa xác định được người trúngtuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết địnhngười trúng tuyển.
3. Người không trúng tuyển trongkỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xéttuyển lần sau.
MỤC 4. TRÌNH TỰ, THỦ TỤCTUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Điều 15. Thông báo tuyển dụngvà tiếp nhận hồ sơ dự tuyển
1. Cơ quan có thẩm quyền tuyểndụng công chức phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng,trang thông tin điện tử của cơ quan và niêm yết công khai tại trụ sở làm việcvề tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồsơ của người đăng ký dự tuyển.
2. Thời hạn nhận hồ sơ của ngườiđăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khaitrên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Chậm nhất 07 ngày trước ngàytổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chứcphải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sởlàm việc.
Điều 16. Tổ chức tuyển dụng
1. Khi hết thời hạn nhận hồ sơcủa người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụngcông chức quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng.Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩmquyền tuyển dụng công chức giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện.
2. Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổchức thi tuyển, xét tuyển công chức.
Điều 17. Thông báo kết quảtuyển dụng
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyểndụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải niêm yết công khai kếtquả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sởlàm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụngcông chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tớingười dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, người dự tuyển cóquyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển. Người đứngđầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúckhảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theoquy định tại khoản này.
3. Sau khi thực hiện các quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyểndụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả tuyển dụngcông chức; gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới ngườidự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghirõ thời gian người trúng tuyển đến nhận quyết định tuyển dụng.
Điều 18. Thời hạn ra quyếtđịnh tuyển dụng và nhận việc
1. Căn cứ thông báo công nhậnkết quả trúng tuyển quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, người đứng đầucơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định tuyển dụng công chức.
2. Trong thời hạn chậm nhất là30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng vào côngchức phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy địnhthời hạn khác. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức có lý do chínhđáng mà không thể đến nhận việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúcthời hạn nêu trên gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Thời gian xingia hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận việc quy định tại khoảnnày.
3. Trường hợp người được tuyểndụng vào công chức không đến nhận việc sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điềunày thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy bỏ quyếtđịnh tuyển dụng.
Điều 19. Trường hợp đặc biệttrong tuyển dụng
1. Căn cứ điều kiện đăng ký dựtuyển công chức quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức và yêu cầucông việc, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhậnkhông qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:
a) Người tốt nghiệp thủ khoa tạicác cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước;
b) Người tốt nghiệp đại học, sauđại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài;
c) Người có trình độ đào tạo từđại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụngtừ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyểndụng.
2. Trường hợp người được tuyểndụng vào công chức theo quy định tại Nghị định này, đã có thời gian công tác cóđóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, đượcbố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệpvụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắtbuộc được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làmđược tuyển dụng, thời gian công tác có đóng bảo hiểm bắt buộc đứt quãng thìđược cộng dồn.
3. Người đứng đầu cơ quan quảnlý công chức khi tiếp nhận các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và xếpngạch, bậc lương đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải có ýkiến thống nhất của Bộ Nội vụ đối với cơ quan nhà nước hoặc Ban Tổ chức Trungương đối với các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị -xã hội.
MỤC 5. TẬP SỰ
Điều 20. Chế độ tập sự
1. Người được tuyển dụng vàocông chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tậplàm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự được quyđịnh như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợptuyển dụng vào công chức loại C;
b) 06 tháng đối với trường hợptuyển dụng vào công chức loại D;
c) Người được tuyển dụng vàocông chức dự bị trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo quy định của Pháp lệnh Cánbộ, công chức thì chuyển sang thực hiện chế độ tập sự. Thời gian đã thực hiệnchế độ công chức dự bị được tính vào thời gian tập sự;
d) Thời gian nghỉ sinh con theochế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đìnhchỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
3. Nội dung tập sự:
a) Nắm vững quy định của LuậtCán bộ, công chức về quyền, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức khôngđược làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan,tổ chức, đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức,đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
b) Trao dồi kiến thức và kỹ năngchuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
c) Tập giải quyết, thực hiện cáccông việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
4. Không thực hiện chế độ tập sựđối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắtbuộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 21. Hướng dẫn tập sự
Cơ quan sử dụng công chức cótrách nhiệm:
1. Hướng dẫn người tập sự nắmvững và tập làm những công việc theo yêu cầu nội dung tập sự quy định tại khoản3 Điều 20 Nghị định này.
2. Chậm nhất sau 07 ngày làmviệc, kể từ công chức đến nhận việc, người đứng đầu cơ quan sử dụng phải cửcông chức cùng ngạch hoặc ngạch cao hơn, có năng lực và kinh nghiệm về chuyênmôn, nghiệp vụ hướng dẫn người tập sự. Mỗi công chức chỉ hướng dẫn mỗi lần 01người tập sự.
Điều 22. Chế độ, chính sáchđối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
1. Trong thời gian tập sự, ngườitập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng; trường hợp ngườitập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85%mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiếnsĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạchtuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tập sự được hưởng 100%mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo quyđịnh tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Làm việc ở miền núi, biêngiới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinhtế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Làm việc trong các ngành,nghề độc hại nguy hiểm;
c) Là người hoàn thành nghĩa vụquân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viênthanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triểnnông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
3. Thời gian tập sự không đượctính vào thời gian xét nâng bậc lương.
4. Công chức được cơ quan phâncông hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 so với mứclương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn tập sự.
Điều 23. Bổ nhiệm vào ngạchcông chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự
1. Khi hết thời gian tập sự,người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản; người hướng dẫn tập sựphải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản, gửicơ quan sử dụng công chức.
2. Người đứng đầu cơ quan sửdụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc củangười tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu của ngạch công chức đang tậpsự thì có văn bản đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm vàxếp lương cho công chức được tuyển dụng.
Điều 24. Hủy bỏ quyết định tuyểndụng đối với người tập sự
1. Quyết định tuyển dụng bị hủybỏ trong trường hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷluật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự.
2. Người đứng đầu cơ quan sửdụng công chức đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bằng văn bản hủybỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người tập sự bị hủy bỏ quyếtđịnh tuyển dụng được cơ quan sử dụng công chức trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấphiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.
MỤC 6. XÉT CHUYỂN CÁN BỘ,CÔNG CHỨC CẤP XÃ THÀNH CÔNG CHỨC TỪ CẤP HUYỆN TRỞ LÊN
Điều 25. Điều kiện, tiêuchuẩn xét chuyển
Cán bộ cấp xã theo quy định tạikhoản 2 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức khi thôi giữ chức vụ theo nhiệm kỳ vàcông chức cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức đượcxem xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên trong trường hợp có đủ cácđiều kiện, tiêu chuẩn sau:
1. Cơ quan sử dụng công chức cónhu cầu tuyển dụng theo cơ cấu ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm cầntuyển dụng.
2. Có đủ các tiêu chuẩn nghiệpvụ của ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.
3. Có thời gian làm cán bộ, côngchức cấp xã từ đủ 60 tháng trở lên. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã có thờigian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội bắt buộc mộtlần thì được cộng dồn.
4. Có phẩm chất chính trị, phẩmchất đạo đức, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
5. Không trong thời gian xem xétkỷ luật hoặc đang bị thi hành quyết định kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền,đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bảnán, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích, đang bị áp dụngcác biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trườnggiáo dưỡng.
Điều 26. Thẩm quyền xétchuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên
Người đứng đầu cơ quan quản lýcông chức quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này xét chuyển cán bộ, côngchức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên làm việc tại các cơ quan, tổchức, đơn vị trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý.
Chương 3.
SỬ DỤNG CÔNG CHỨC
MỤC 1. BỐ TRÍ, PHÂN CÔNG CÔNGTÁC VÀ CHUYỂN NGẠCH CÔNG CHỨC
Điều 27. Bố trí, phân côngcông tác
1. Người đứng đầu cơ quan sửdụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công công tác, kiểm tra việc thựchiện nhiệm vụ của công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thihành nhiệm vụ và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức.
2. Việc bố trí, phân công côngtác cho công chức phải bảo đảm phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao vớichức danh, chức vụ và ngạch công chức được bổ nhiệm.
3. Công chức được bố trícông tác ở những vị trí phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thựchiện theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Chuyển ngạch côngchức
1. Việc chuyển ngạch công chứcđược thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làm hoặc theo quy định phảichuyển đổi vị trí công tác mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêucầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.
2. Công chức chuyển ngạch phảiđáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch được chuyển.
3. Người đứng đầu cơ quan sửdụng công chức căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức, đề nghị cơquan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức.
4. Khi chuyển ngạch không đượckết hợp nâng ngạch, nâng bậc lương.
MỤC 2. NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC
Điều 29. Căn cứ, nguyên tắc,tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch công chức
1. Việc nâng ngạch công chứcphải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sửdụng công chức và thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định.
2. Nguyên tắc cạnh tranh trongkỳ thi nâng ngạch được thực hiện giữa các công chức trong cùng cơ quan quản lýcông chức.
3. Công chức được đăng ký dự thinâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trongthời gian 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đứctốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xemxét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
b) Có năng lực, trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức caohơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng,chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch côngchức đăng ký dự thi.
4. Cơ quan quản lý công chứctổng hợp danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nângngạch, có văn bản gửi cơ quan tổ chức thi nâng ngạch theo quy định tại Điều 30Nghị định này và chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn, điều kiện của công chức dựthi nâng ngạch.
Đối với kỳ thi nâng ngạch chuyênviên cao cấp và tương đương, cơ quan quản lý công chức phải gửi hồ sơ đăng kýdự thi của từng công chức để cơ quan tổ chức thi nâng ngạch thẩm định và quảnlý.
Điều 30. Phân công tổ chứcthi nâng ngạch công chức
1. Bộ Nội vụ chủ trì tổ chức thinâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viênchính và tương đương; từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạchchuyên viên cao cấp và tương đương trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sựnghiệp của Nhà nước.
2. Ban Tổ chức Trung ương Đảngchủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạchchuyên viên và tương đương lên ngạch chuyên viên chính và tương đương; từ ngạchchuyên viên chính và tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương đươngtrong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chínhtrị - xã hội.
3. Cơ quan quản lý công chứctheo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụtổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch nhân viên lên ngạch cán sự và tươngđương; từ ngạch nhân viên, cán sự và tương đương lên ngạch chuyên viên và tươngđương đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
4. Tháng 3 hàng năm, căn cứ quyđịnh tại Điều 29 Nghị định này, các cơ quan nhà nước xây dựng kế hoạch thi nângngạch của từng ngạch công chức gửi Bộ Nội vụ; cơ quan có thẩm quyền củaĐảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch thi nângngạch của từng ngạch công chức gửi Ban Tổ chức Trung ương Đảng, đồng thời gửiBộ Nội vụ để thống nhất tổ chức thực hiện.
5. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thểhình thức, nội dung các môn thi, các bài thi, thang điểm và quy chế tổ chức thinâng ngạch công chức.
Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan tổ chức thi nâng ngạch công chức
Người đứng đầu cơ quan tổ chứcthi nâng ngạch công chức theo quy định tại Điều 30 Nghị định này thực hiện cácnhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thinâng ngạch công chức;
2. Quyết định chỉ tiêu thi nângngạch công chức phù hợp với số lượng vị trí việc làm và cơ cấu công chức;
3. Quyết định danh sách côngchức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch;
4. Thành lập Hội đồng thi nângngạch công chức;
5. Công nhận kết quả kỳ thi nângngạch công chức và thông báo cho cơ quan quản lý công chức;
6. Kiểm tra, giám sát việc tổchức thi của Hội đồng thi nâng ngạch công chức.
Điều 32. Hợp đồng thi nângngạch công chức
1. Hội đồng thi nâng ngạch côngchức do người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch thành lập. Hội đồng có 05hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng, trong đó có01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng.
2. Hội đồng thi nâng ngạch làmviệc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ,quyền hạn sau đây:
a) Thông báo kế hoạch, thờigian, nội quy, hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm thi;
b) Thành lập bộ phận giúp việcgồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo;
c) Tổ chức thu phí dự thi và sửdụng theo quy định;
d) Tổ chức chấm thi và phúc khảotheo quy chế;
đ) Tổng hợp, báo cáo người đứngđầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch về kết quả kỳ thi nâng ngạch;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáotrong quá trình tổ chức kỳ thi.
Điều 33. Xác định người trúngtuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức
1. Công chức trúng tuyển trongkỳ thi nâng ngạch công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thi đủ các bài thi của cácmôn thi theo quy định;
b) Có số điểm của mỗi bài thiđạt từ 50 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 100;
c) Khi đạt đủ các điều kiện quyđịnh tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, người trúng tuyển trong kỳ thi nângngạch được xác định là người có tổng số điểm cao hơn lấy theo thứ tự từ caoxuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được nâng ngạch gắn với vị trí việc làm củacơ quan quản lý công chức;
d) Trường hợp nhiều người cótổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng của cơ quan quản lý côngchức, người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch có văn bản trao đổi với cơquan quản lý công chức để quyết định người trúng tuyển ở chỉ tiêu nâng ngạchcuối cùng này.
2. Trường hợp số người trúngtuyển theo quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ chỉ tiêu được nâng ngạch củacơ quan quản lý công chức thì cơ quan tổ chức thi nâng ngạch công chức không tổchức thi nâng ngạch tiếp cho số chỉ tiêu này.
3. Công chức không trúng tuyểntrong kỳ thi nâng ngạch theo quy định tại khoản 1 Điều này không được bảo lưukết quả thi nâng ngạch cho các kỳ thi nâng ngạch lần sau.
Điều 34. Thông báo kết quả kỳthi và bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Hội đồng thi nâng ngạch côngchức có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quản lý công chức về điểm thi củacông chức dự thi nâng ngạch.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từngày có thông báo điểm thi, công chức có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kếtquả bài thi đến Hội đồng thi nâng ngạch công chức. Hội đồng thi nâng ngạch côngchức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả trong thời hạn 15ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từngày hoàn thành các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Hội đồng thi nângngạch công chức phải báo cáo người đứng đầu cơ quan được phân công thực hiện tổchức thi nâng ngạch công chức phê duyệt kết quả kỳ thi và danh sách công chứctrúng tuyển.
Trường hợp nhiều người có tổngsố điểm bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng của cơ quan quản lý côngchức, Hội đồng thi nâng ngạch lập riêng danh sách số người này để xác địnhngười trúng tuyển theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 33 Nghị định này.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từngày hoàn thành các quy định tại khoản 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan tổchức thi nâng ngạch có trách nhiệm quyết định kết quả kỳ thi nâng ngạch và danhsách người trúng tuyển, thông báo cho cơ quan quản lý công chức có công chứctham dự kỳ thi.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từngày nhận được danh sách người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, người đứngđầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương chocông chức trúng tuyển theo quy định.
Đối với việc nâng ngạch chuyênviên cao cấp và tương đương, căn cứ kết quả kỳ thi nâng ngạch, Bộ Nội vụ raquyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức trúng tuyển theo quy định.
MỤC 3. ĐIỀU ĐỘNG, LUÂNCHUYỂN, BIỆT PHÁI CÔNG CHỨC
Điều 35. Điều động công chức
Việc điều động công chức đượcthực hiện trong các trường hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
2. Chuyển đổi vị trí công táctheo quy định của pháp luật;
3. Theo quy hoạch, kế hoạch sửdụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơnvị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 36. Luân chuyển côngchức
1. Việc luân chuyển công chứcchỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và trong quyhoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn.
2. Các trường hợp thực hiện việcluân chuyển công chức:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ, quyhoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Luân chuyển giữa trung ươngvà địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rènluyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.
Điều 37. Biệt phái công chức
1. Việc biệt phái công chức đượcthực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấpbách;
b) Để thực hiện công việc chỉcần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái công chứckhông quá 03 năm. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt pháithực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Công chức được cử biệt pháichịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công táccủa cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế củacơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái. Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chứcbiệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thờihạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của côngchức được cử biệt phái.
Điều 38. Thẩm quyền, trìnhtự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức
1. Người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điềuđộng, luân chuyển, biệt phái công chức.
2. Trình tự, thủ tục điều động,luân chuyển, biệt phái công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và củacơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Điều 39. Chế độ, chính sáchđối với công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái
1. Trường hợp công chức đượcđiều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch côngchức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 29 Nghị định này vàthôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điềuđộng, luân chuyển.
2. Trường hợp công chức giữ chứcvụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụmới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chứcvụ trong thời gian 06 tháng.
3. Trường hợp công chức đượcluân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấpchức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trongthời gian luân chuyển.
4. Công chức được biệt phái đếnlàm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểusố, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ,chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
MỤC 4. BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI,TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM CÔNG CHỨC
Điều 40. Bổ nhiệm công chứcgiữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
1. Tiêu chuẩn, điều kiện bổnhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Đạt tiêu chuẩn, điều kiện củachức vụ, chức danh được bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân đượccơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng, có bản kê khai tài sản theo quy định;
c) Trong độ tuổi bổ nhiệm theoquy định;
d) Có đủ sức khoẻ để hoàn thànhnhiệm vụ và chức trách được giao;
đ) Không thuộc các trường hợp bịcấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là05 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành vàcủa cơ quan có thẩm quyền.
Điều 41. Bổ nhiệm lại côngchức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
1. Cơ quan quản lý công chứcphải thực hiện bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại đối với công chức giữ chứcvụ lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều40 Nghị định này.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện bổnhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Hoàn thành nhiệm vụ trongthời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
b) Đạt tiêu chuẩn của chức vụcông chức lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại;
c) Đủ sức khỏe để hoàn thànhnhiệm vụ và chức trách được giao;
d) Không thuộc các trường hợp bịcấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
3. Thời điểm xem xét bổ nhiệmlại:
a) Chậm nhất là 90 ngày trướcngày hết thời hạn bổ nhiệm, cơ quan quản lý công chức phải tiến hành quy trìnhbổ nhiệm lại để quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bổnhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo, quản lý;
b) Quyết định bổ nhiệm lại côngchức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làmviệc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.
4. Công chức lãnh đạo, quản lýkhi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm côngtác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉhưu theo quy định. Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 nămcông tác, cơ quan quản lý công chức xem xét, nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thìquyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến thời điểm đủtuổi nghỉ hưu. Quyết định về việc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quảnlý phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thờihạn bổ nhiệm.
5. Công chức lãnh đạo, quản lýkhi hết thời hạn bổ nhiệm mà không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệmlại thì cơ quan có thẩm quyền bố trí, phân công công tác khác.
Điều 42. Từ chức, miễn nhiệmđối với công chức
1. Việc từ chức đối với côngchức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Công chức tự nguyện, chủ độngxin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý;
b) Công chức nhận thấy không đủsức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao;
c) Công chức nhận thấy sai phạm,khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quanđến trách nhiệm của mình;
d) Công chức có nguyện vọng xintừ chức vì các lý do cá nhân khác.
2. Việc miễn nhiệm đối với côngchức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Được cấp có thẩm quyền điềuđộng, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệmchức vụ cũ;
b) Không đủ sức khỏe để tiếp tụclãnh đạo, quản lý;
c) Không hoàn thành nhiệm vụhoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đếnmức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức;
d) Không đủ năng lực, uy tín đểlàm việc;
đ) Vi phạm quy định của cơ quancó thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ.
3. Công chức chưa được cấp cóthẩm quyền quyết định cho từ chức hoặc miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiệnnhiệm vụ, chức trách được giao. Công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo,quản lý do từ chức hoặc miễn nhiệm được người đứng đầu cơ quan sử dụng côngchức bố trí, phân công công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan,tổ chức, đơn vị và trình độ, năng lực của công chức.
Điều 43. Thẩm quyền, trìnhtự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức
1. Người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc bổnhiệm, bổ nhiệm lại hoặc quyết định cho từ chức, miễn nhiệm đối với công chức.
2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm,bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức thực hiện theo quy định củapháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Điều 44. Chế độ, chính sáchđối với công chức từ chức, miễn nhiệm
1. Công chức giữ chức vụ lãnhđạo, quản lý xin từ chức theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 42Nghị định này được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chứcvụ theo quy định. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ còn dưới 06 tháng thì đượcbảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 06 tháng, kể từ ngày có quyết định từchức.
2. Công chức giữ chức vụ lãnhđạo, quản lý xin từ chức theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 42Nghị định này được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian 06 tháng,kể từ ngày có quyết định từ chức.
3. Công chức giữ chức vụ lãnhđạo, quản lý miễn nhiệm do không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý theoquy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định này được bảo lưu phụ cấp chức vụhiện hưởng trong 06 tháng kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
4. Công chức giữ chức vụ lãnhđạo, quản lý miễn nhiệm theo quy định tại điểm c, d và đ khoản 2 Điều 42 Nghịđịnh này thôi hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
MỤC 5. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNHGIÁ CÔNG CHỨC
Điều 45. Trình tự, thủ tụcđánh giá công chức hàng năm
1. Đối với công chức là ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
a) Công chức tự đánh giá kết quảcông tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác;
b) Tập thể công chức của cơ quansử dụng công chức họp tham gia góp ý. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản vàthông qua tại cuộc họp;
c) Người đứng đầu cơ quan, tổchức cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại công chức vàthông báo đế công chức sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể nơi côngchức lãnh đạo, quản lý làm việc.
2. Đối với cấp phó của ngườiđứng đầu và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (sau đây gọi chung làcông chức):
a) Công chức tự đánh giá kết quảcông tác theo nhiệm vụ được giao;
b) Người đứng đầu cơ quan sửdụng công chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá nhữngưu, nhược điểm của công chức trong công tác;
c) Tập thể công chức của cơ quansử dụng công chức họp tham gia góp ý. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản vàthông qua tại cuộc họp;
d) Người đứng đầu cơ quan sửdụng công chức kết luận và quyết định xếp loại công chức tại cuộc họp đánh giácông chức hàng năm.
Điều 46. Trình tự, thủ tụcđánh giá công chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, đàotạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời hạn luân chuyển, biệt phái
Việc đánh giá công chức trướckhi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kếtthúc thời gian luân chuyển, biệt phái do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơnvị sử dụng công chức thực hiện theo trình tự, thủ tục của công tác bổ nhiệm, bổnhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
Chương 4.
QUẢN LÝ CÔNG CHỨC
Điều 47. Nội dung quản lýcông chức
1. Ban hành các văn bản quy phạmpháp luật về công chức.
2. Xây dựng kế hoạch, quy hoạchcông chức.
3. Quy định ngạch, chức danh, mãsố công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức.
4. Xác định số lượng và quản lýbiên chế công chức.
5. Tổ chức thực hiện việc tuyểndụng, sử dụng công chức.
6. Tổ chức thực hiện chế độ đàotạo, bồi dưỡng đối với công chức.
7. Tổ chức thực hiện chế độ tiềnlương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức.
8. Tổ chức thực hiện việc khenthưởng, kỷ luật đối với công chức.
9. Thực hiện chế độ thôi việc,nghỉ hưu đối với công chức.
10. Thực hiện chế độ báo cáo,thống kê và quản lý hồ sơ công chức.
11. Thanh tra, kiểm tra việc thihành quy định của pháp luật về công chức.
12. Chỉ đạo, tổ chức giải quyếtkhiếu nại, tố cáo đối với công chức.
Điều 48. Nhiệm vụ và quyềnhạn của Bộ Nội vụ
Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trướcChính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công chức, có nhiệm vụ vàquyền hạn sau đây:
1. Xây dựng dự án luật, pháplệnh về công chức để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Xây dựng trình Chính phủ, Thủtướng Chính phủ quy định về chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình pháttriển đội ngũ công chức; phân công, phân cấp quản lý công chức và biên chế côngchức; phương pháp xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức; chiến lược, kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức; chế độ tiền lương và các chínhsách, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức; chính sách đối với người có tàinăng; tiêu chuẩn chức danh và tuyển chọn công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quảnlý trong các cơ quan hành chính nhà nước; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động,luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc,nghỉ hưu đối với công chức.
3. Quy định ngạch và mã ngạchcông chức; ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chức danh, tiêu chuẩncác ngạch công chức; cơ cấu ngạch công chức, quy chế thi tuyển, xét tuyển côngchức, quy chế tổ chức thi nâng ngạch công chức, nội quy thi tuyển, thi nângngạch công chức, quy chế đánh giá công chức; chương trình bồi dưỡng theo tiêuchuẩn ngạch công chức, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụlãnh đạo, quản lý.
4. Quy định về lập hồ sơ, quảnlý hồ sơ; số hiệu công chức; mã số các cơ quan hành chính nhà nước; thẻ và chếđộ đeo thẻ của công chức; trang phục đối với công chức.
5. Quản lý về số lượng, chấtlượng, cơ cấu ngạch công chức và số lượng vị trí việc làm.
6. Chủ trì tổ chức thi nângngạch công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương trên ngạch chuyên viênchính và tương đương, từ ngạch chuyên viên chính và tương đương lên ngạchchuyên viên cao cấp và tương đương trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp củaNhà nước; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnhvực xây dựng ngân hàng đề thi nâng ngạch công chức; giám sát, kiểm tra việc tổchức thi nâng ngạch công chức từ ngạch nhân viên lên ngạch cán sự và tươngđương, từ ngạch nhân viên, cán sự và tương đương lên ngạch chuyên viên và tươngđương của các cơ quan quản lý công chức; bổ nhiệm, xếp lương và nâng bậc lươngtrước thời hạn đối với ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
7. Hướng dẫn và tổ chức thống kêđội ngũ công chức trong cả nước; xây dựng và quản lý dữ liệu quốc gia về độingũ công chức.
8. Hướng dẫn và tổ chức thựchiện chế độ báo cáo về công tác quản lý công chức.
9. Thanh tra, kiểm tra việc thựchiện các quy định của pháp luật về công chức.
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáođối với công chức theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tốcáo.
Điều 49. Nhiệm vụ và quyềnhạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Quản lý về số lượng, tiêuchuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo phâncông, phân cấp; nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung đốivới công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương; bổ nhiệm ngạch, xếplương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức ngạchchuyên viên chính và tương đương trở xuống.
2. Tổ chức việc tuyển dụng vàphân công, phân cấp tuyển dụng, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộcthẩm quyền quản lý.
3. Quản lý vị trí việc làm vàbiên chế công chức theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định nội dung thituyển, xét tuyển sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; quản lý chươngtrình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nộivụ và các cơ quan có liên quan xây dựng chế độ, chính sách đối với công chứcthuộc ngành, lĩnh vực đặc thù trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nộivụ xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực quảnlý để Bộ Nội vụ thống nhất ban hành; phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nângngạch đối với các ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nộivụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ nhân viên lên cán sự và tương đương; từnhân viên, cán sự và tương đương lên chuyên viên và tương đương đối với côngchức thuộc phạm vi quản lý.
8. Tổ chức thực hiện chế độ tiềnlương và các chế độ chính sách đãi ngộ khác đối với công chức thuộc thẩm quyềnquản lý.
9. Thực hiện công tác khenthưởng, kỷ luật đối với công chức hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng,kỷ luật theo quy định.
10. Thực hiện thống kê và báocáo thống kê công chức theo quy định.
11. Hướng dẫn, thanh tra, kiểmtra việc thi hành các quy định của pháp luật đối với công chức thuộc phạm viquản lý.
12. Giải quyết khiếu nại, tố cáotheo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 50. Nhiệm vụ và quyềnhạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Quản lý về số lượng, tiêuchuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo phâncông, phân cấp; nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung đốivới công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương; bổ nhiệm ngạch, xếplương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức ngạchchuyên viên chính và tương đương trở xuống.
2. Tổ chức việc tuyển dụng vàphân công, phân cấp tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộcthẩm quyền quản lý.
3. Quản lý vị trí việc làm vàbiên chế công chức theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nộivụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ nhân viên lên cán sự và tương đương; từnhân viên, cán sự và tương đương lên chuyên viên và tương đương đối với côngchức thuộc phạm vi quản lý.
5. Tổ chức thực hiện chế độ tiềnlương và các chế độ chính sách đãi ngộ khác đối với công chức thuộc thẩm quyềnquản lý.
6. Thực hiện công tác khenthưởng, kỷ luật đối với công chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩmquyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
7. Thực hiện thống kê và báo cáothống kê công chức theo quy định.
8. Thanh tra, kiểm tra việc thihành các quy định của pháp luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáotheo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 51. Nhiệm vụ và quyềnhạn của cơ quan sử dụng công chức
1. Tổ chức thực hiện các chế độ,chính sách của Nhà nước đối với công chức.
2. Bố trí, phân công nhiệm vụ vàkiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức.
3. Thực hiện việc tuyển dụngcông chức theo phân công, phân cấp; đề xuất với cơ quan quản lý công chức đánhgiá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, nâng ngạch, điều động, luânchuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức theo quy định.
4. Đánh giá công chức theo quyđịnh.
5. Thực hiện khen thưởng, kỷluật công chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷluật theo quy định.
6. Thực hiện việc lập hồ sơ vàlưu giữ hồ sơ cá nhân của công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
7. Thống kê và báo cáo cơ quanquản lý công chức cấp trên về tình hình đội ngũ công chức thuộc phạm vi quản lýtheo quy định.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáotheo quy định.
Điều 52. Chế độ báo cáo vềcông tác quản lý công chức
1. Cơ quan quản lý công chứcthực hiện báo cáo về công tác quản lý công chức theo quy định tại Điều 68 LuậtCán bộ, công chức.
2. Bộ Nội vụ quy định cụ thể vàtổ chức thực hiện chế độ báo cáo về công tác quản lý công chức.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Áp dụng Nghị địnhđối với các đối tượng khác
Việc tuyển dụng, sử dụng và quảnlý đối với những người được tuyển dụng, bổ nhiệm theo chỉ tiêu biên chế đượcgiao làm việc trong tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,tổ chức xã hội - nghề nghiệp được áp dụng các quy định tại Nghị định này.
Điều 54. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thihành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.
2. Bãi bỏ các văn bản sau:
a) Nghị định số 115/2003/NĐ-CPngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị và Nghị địnhsố 08/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP.
b) Nghị định số 117/2003/NĐ-CPngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lýcán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày15 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị địnhsố 117/2003/NĐ-CP.
Điều 55. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, TCCV (10b). | TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét: