Đổi tên miền mặc định Blogger bằng domain riêng

Dịch vụ Blogger cho phép người sử dụng có thể thay thế địa chỉ blog dài và khó nhớ bằng một tên miền khác ngắn gọn dễ nhớ hơn.
blogger
Theo mặc định thì người dùng Blogger sẽ được cung cấp một địa chỉ truy cập đến trang web cá nhân có dạng yourname.blogspot.com cũng tựa như 360.yahoo.com/yourname. Nếu đổi tên miền mặc định thành yourname.com thì dễ nhớ hơn.
Ví dụ, có thể thay videoabc.blogspot.com thành videoabc.net, với videoabc.net là tên miền bạn vừa sở hữu từ một nhà cung cấp dịch vụ domain nào đó.
Thao tác thay đổi tên miền cho Blogger tưởng chừng như phức tạp hay phải đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, nhưng thật ra cũng rất dễ dàng.
Video dưới đây sẽ hướng dẫn bạn thực hiện từng bước một. Clip có độ dài 3 phút 39 giây.
Xem video hướng dẫn ở đây hoặc tải tại đây.

0 nhận xét:

Cho chạy chữ

CHO CHỮ CHẠY


 
 
Bạn copy đoạn mã (code)sau đây bạn thích, rồi past lên blog, Web của bạn ( Chú ý mở HTLM) , đẹp lạ vô cùng!
 
1/ Chữ chạy từ phải qua trái :



2/ Chữ chạy từ trái qua phải :

viết nội dung

3/Chữ chạy loăng quăng trong màn hình :

viết nội dung

4/Chữ chạy lên :

viết nội dung

5/Chữ chạy xuống :

viết nội dung

*Chữ chạy có nền nhấp nháy :

1/ Từ phải qua trái :


style=Trở lạiground:url(http://Thành viên.aol.com/sunstar253/images/gliter.gif)> viết nội dung


2/Từ trái qua phải :


style=Trở lạiground:url(http://Thành viên.aol.com/sunstar253/images/gliter.gif)>viết  nội dung


3/Chạy long tong trong màn hình :


style=Trở lạiground:url(http://Thành viên.aol.com/sunstar253/images/gliter.gif)> viết nội dung


4/Chạy lên :


style=Trở lạiground:url(http://Thành viên.aol.com/sunstar253/images/gliter.gif)> viết nội dung


5/ Chạy xuống :


style=Trở lạiground:url(http://Thành viên.aol.com/sunstar253/images/gliter.gif)> viết nội dung


           



 
Marquee's marked with a * are incompatible with all browsers.  



Right to Left Marquee



Left to Right Marquee



Alternate Marquee



Up Marquee



Down Marquee



Up/Down Alternate Marquee



* Zig Zagging Marquee



* Alternating Zig Zagging Marquee



* >>Highlight Text <<



* <<<<Opposite Highlight text >>>>



TEXT (Colors)



Colored Border Marquee (Colors)




* 3| | |High Tech Text | | |4




* 4| | |High Text Text | | |32



* Hiding Marquee



*
Wave Marquee
Wave Marquee
 
 

0 nhận xét:

THỦ THUẬT TĂNG TỐC TOÀN DIỆN CHO WINDOWS XP

TỐI ƯU TOÀN DIỆN WINDOWS XP BẰNG TIỆN ÍCH... 29KB
XP Tweaker v1.6.8

VIỆC CHỈNH SỬA NỘI DUNG TRONG REGISTRY (Regedit) LUÔN LÀ CÔNG VIỆC ĐẦY GIAN NAN VÀ MẠO HIỂM, ĐÒI HỎI CHÚNG TA PHẢI CÓ KIẾN THỨC THẬT SÂU RỘNG VỀ WINDOWS. TUY NHIỆN, NHỮNG THÀNH QUẢ CỦA VIỆC NÀY LÀ "TRÊN CẢ TUYỆT VỜI", CÓ THỂ NGOÀI SỨC TƯỞNG TỰƠNG VÀ MONG ĐỢI CỦA NHIỀU NGƯỜI. NHƯ THÔNG QUA REGISTRY, TA CÓ THỂ GIÚP CHO THỜI GIAN KHỞI ĐỘNG MÁY, TẮT MÁY (Shutdown) NHANH HƠN TRƯỚC, NÂNG CAO HIỆU XUẤT LÀM VIỆC CỦA WINDOWS, GIẢM BỚT THỜI GIAN KHỞI ĐỘNG VÀ XỬ LÝ CHO CÁC ỨNG DỤNG, TĂNG TÍNH BẢO MẬT VÀ HẠN CHẾ SỰ CỐ HỆ THỐNG... SONG ĐỂ THỨC HIỆN NHỮNG ĐIÊU KỲ DIỆU TRÊN THÌ KHÔNG THỂ "ĐỤNG" ĐẾN REGISTRY, MỘT CÔNG VIỆC THỪƠNG QUÁ SỨC VỚI RẤT NHIỀU NGƯỜI, KỂ CẢ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CÓ NHIỀU KINH NGHIỆM. VÀ CŨNG PHẢI NÓI ĐẾN MẶT TRÁI LÀ NHỮNG "HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG" XẢY RA TRONG HỆ THỐNG NẾU BẠN LỠ TAY XOÁ ĐI MỘT KHOÁ HAY SỬA NHẦM MỘT VÀI GIÁ TRỊ QUAN TRÕNG NÀO ĐÓ TRONG REGISTRY.

Thật may mắn công việc tương như nan giải ấy đã được hãng Bellestri-WARE giải quyết một cách cực kỳ đơn giản với tiện ích "bé hạt tiêu" có tên XP Tweaker. Chỉ tiếc là nó được thiết kế dành riêng cho Windows XP. Tât cả thiết là cần "nâng cấp" toàn diện cho Windows XP đều nằm gói gọn trong tiện ích năm sao này và cách sử dụng nó thì vô cùng đơn giản. Thay vì mò mẫn trong "khu rừng" registry để tìm ra nhưng khoá dài dằng dặc thì việc duy nhất bạn phải làm khi sử dụng XP Tweaker là chọn và chọn... Nếu tự cho mình có đủ "kinh nghiệm", bạn có thể tự tay chọn ra những giá trị tối ưu cho các thiết lập, ngược lại nếu chỉ mới " chập chững" làm quen với máy tính thì việc đơn giản mà bạn cần làm là chọn theo những giá trị mà nhà sản xuất đã khuyến cáo.

Phiên bản mới nhất XP Tweaker v1.6.8 có dung lượng siêu nhỏ 29KB, được cung cấp hoàn toàn miễn phí tại địa chỉ:

http://dl.tangtocnet.com/XPTweaker1.68.rar

Sau khi tải về và bạn giải nén file *.rar, bạn kích hoạt file XP Tweaker 1.68.exe để sử dụng mà không cần cài đặt.
Sau đây chúng ta cùng khám phá XP Tweaker. Tôi sẽ giải thích cặn kẽ về ý nghĩa của từng thiết lập quan trọng cùng những giá trị cần thay đổi để năg cao hiệu xuất hoạt động, tăng cường độ bảo mật và hạn chế sự cố cho Windows XP. Lưu ý không dùng chung với các phần mềm tăng tốc khác như Tuneup, SpeedupmyPC, Auslogic Bootspeed...

Hứơng Dẫn Sử Dụng

THẺ MEMORY: GỒM NĂM THIẾT LẬP ĐỂ TỐI ƯU BỘ NHỚ HỆ THỐNG

Disable Paging Executive:
_ Thiết lập này ngăn ngừa sự phân trang của các file thực thi (.exe), giúp cho tốc độ xử lý ứng dụng được nhanh hơn. Nếu bộ nhớ RAM máy tính lớn hơn hoặc bằng 256MB thì bạn mới nên đánh dấu chọn mục này.

Large System Cache:
_ Thiết lập này sẽ làm tăng không gian lưu trữ cho những dữ liệu mà bạn thường xuyên truy cập, do đó sẽ tiết kiệm thời gian truy xuất chúng, đồng thời cũng làm gia tăng tốc độ xử lý cho hệ thống. Nếu bộ nhớ RAM máy tính lớn hơn hoặc bằng 256MB thì bạn mới nên đánh dấu chọn mục này.

IO Page Lock Limit:
_ Sửa lại kích thước vùng IO paging để tối ưu hiệu xuất làm việc của hệ thống, đặc biệt nó sẽ giúp khởi động các ứng dụng lớn nhanh hơn trước. Tùy thuộc vào bộ nhớ RAM hệ thống thì bạn mới xác định chính xác giá trị của thông số này. Theo kinh nghiệm của tôi thì giá trị tối đa để thiếp lập cho thông số này như sau:

QUOTE
+ Nếu RAM  nhỏ hơn 64MB:
Giá trị tối đa của thông số này bằng dung lượng RAM trừ đi 7MB
+ Nếu RAM  từ 64MB đến 500MB:
Giá trị tối đa bằng dung lường RAM trừ đi 16MB
+ Nếu RAM  từ 512MB trở lên:
Giá trị tối đa bằng dung lượng RAM trừ đi 64MB


Prefetcher:
_ Prefetcher là một nét khác biệt của Windows XP so với những HĐH Windows đời trước. Nó là thư mục Cache (truy xuất nhanh) nằm trong thư mục của Windows XP, có thể giúp thời khởi động Windows XP hoặc tốc độ xử lý ứng dụng nhanh hơn. Chữ "hoặc" ở trên có nghĩa là tùy theo mục đích xử dụng mà bạn có thể tuỳ biến giá trị cho thông số này.

QUOTE
+ Nếu ưu tiên tốc độ khởi động máy, bạn nên chọn giá trị là 5
+ Còn muốn tăng tốc độ xử lý ứng dụng hãy chọn giá trị là 3


Lưu ý: Mặt trái là thời gian khởi động Windows sẽ lâu một chút nếu bạn chọn giá trị là 3.

Always Upload DLL:
_ Windows Explorer vẫn giữ lại cache của dll trong bộ nhớ một khoảng thời gian sau khi bạn đóng các ứng dụng. Điều này sẽ không có lợi cho RAM, vì nó sẽ chiếm một phàn dung lượng của bộ nhớ RAM. Để không cho tải dll vào bộ nhớ và cũng nhằm giải phóng bộ nhớ cho RAM bạn nên đánh dấu chọn thiết lập này.
user posted image

THẺ PROCESSOR: GỒM HAI THIẾT LẬP GIÚP TĂNG TỐC CPU

Prioritize IRQ:
_ Thay đổi thứ tự ưu tiên dành cho đồng hồ thời gian thực để tăng hiệu xuất hoạt động cho CPU. Bạn nên gõ vào giá trị là 8, rồi ấn nút Add để thêm vào giá trị IRQ8 Priority (DWORD value) trong registry. Đây là giá trị sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu xuất làm việc của CPU
user posted image

L2 Cache:
_ Viết tắt của Level 2 Cache (bộ đệm của CPU). Tùy thuộc vào từng loại CPU và tốc độ của nó thì bạn mới xách định được chính xác giá trị cho thông số này hoặc nhờ sự trợ giúp của phần mềm CPU-Z, tải miễn phí tại CPU-Z
user posted image

THẺ NETWORK: GỒM MỘT THIẾT LẬP MẠNG QUAN TRỌNG

Check for Scheduled Tasks:
_ Mặc định, Windows XP sẽ tự lập lịch tìm kiếm máy in và các thư mục chia sẽ trong mạng cục bộ (LAN) mỗi khi bạn truy cập vào web. Muốn tăng tốc độ chia sẽ dữ liệu và giảm bớt thời gian tải nội dung từ trang web. Bạn không nên chọn mục này.
user posted image

THẺ STARTUP: GỒM HAI THIẾT LẬP CHO PHÉP TUỲ BIẾN QUÁ TRÌNH KHỞI ĐỘNG WINDOWS XP

NumLock on at Logon:
_ Nếu bạn muốn phím NumLock tự động bật trong quá trình khởi động thì chọn mục này.

Legal Notice:
_ Khi muốn gởi một thông điệp nào đó (như chúc mừng hoặc cảnh báo người khác khi họ đang đăng nhập vào hệ thống của mình). Bạn gõ nội dung vào 2 hộp Caption (tiêu đề) và Message (nội dung thư)
user posted image

THẺ SHUTDOWN: GỒM BỐN THIẾT LẬP GIÚP HẠN CHẾ SỰ CỐ HỆ THỐNG VÀ TĂNG TỐC SHUTDOWN

Auto Kill Programs At Shutdown:
_ Thiết lập này giúp hệ thống tự động đóng các ứng dụng vẫn còn chạy lúc bạn tắt máy, vì vậy thời gian tắt máy sẽ giảm bớt.

Wait To Kill App Timeout:
_ Chọn khoảng thời gian đếm ngược trước khi hệ thống tự đóng các ứng dụng khi tắt máy. Bạn nên chọn giá trị 1000 hoặc 2000.

Wait To Kill Service Timeout:
_ Chọn khoảng thời gian đếm ngược trước khi hệ thống tự đóng các dịch vụ chạy trên nền hệ thống khi tắt máy. Bạn nên chọn giá trị 1000 hoặc 2000.

Clear PageFile At Shutdown:
_ Windows dùng pagefile để tăng thêm dung lượng của bộ nhớ để giúp người dùng truy xuất nhanh hơn vào những dữ liệu đã lưu trong pagefile. Nhưng đây cũng là một trong những lỗ hổng "ưa thích" mà hacker thường lợi dụng để đánh cấp những thông tin cá nhân của bạn. Do đó, nếu bạn có sử dụng Internet thì nên chọn mục này để tăng thêm tính bảo mật cho hệ thống. Tuy nhiên thời gian tắt máy sẽ lâu hơn một chút (vì trước đó phải dọn dẹp pagefile).
user posted image

THẺ NTFS: GỒM BA THIẾP LẬP NÂNG CAO HIỆU XUẤT HOẠT ĐỘNG CHO PHÂN VÙNG NTFS

Disable creation of short names:
_ Chắc hẳn nhìêu người còn chưa biết Trong Windows XP thường có đến hai loại tập tin khác nhau được tạo ra cho mỗi file. Một cái là tên thật mà chúng ta thừơng thấy, cái còn lại ở định dạng cũ gọi là 8.3 để Windows XP duy trì sự tương thích với những ứng dụng chạy trên nền DOS. Song việc này sẽ chiếm khá nhiều thời gian và tài nguyên của hệ thống, đồng thời còn làm tăng sự phân mảnh dữ liệu trong ổ cứng. Do đó, bạn nên chọn mục này để vô hiệu hoá chức năng tạo tên tập tin ở định dạng cũ.

Disable last access update:
_ Windows XP sẽ tự động cập nhật về thời điểm cuối cùng khi bạn truy xúât vào một file nào đó trên phân vùng NTFS. Nhưng việc cập nhật này sẽ làm chậm đi việc hoạt động của hệ thống. Vì vậy, bạn nên chọn mục này để vô hiệu hoá chức năng tự cập nhật trên.

Reserve space for the master file table:
_ Master File Table (MFT) được xem như rãnh ghi của các tập tin trên đĩa cứng, nó làm việc đặt chỉ mục cho mọi tập tin trên phân vùng NTFS. Khi số lượng các MFT file lớn dần, sự phân mảnh ỗ cứng sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, nó bạn chọn kích thứơc cho MFT càng lớn thì sự phân mảnh ổ chứng sẽ giảm bớt, nhưng mặt trái là nó sẽ chiếm dụng không gian đĩa cứng nhiều hơn. Vì thế, tuỳ thuộc vào dung lượng đĩa cứng của mình mà bạn có thể chọn ra những giá trị phù hợp nhấ cho MFT, có thể là 2, 3 hoặc 4.
user posted image

THẺ MISCELLANEOUS: GỒM MỘT SỐ THIẾT LẬP QUAN TRỌNG KHÁC

Start Menu Delay:
_ Chọn một giá trị tối ưu để tăng tốc cho Start Menu. Tốt nhất bạn cứ chọn giá trị là 0.

Disable Windows Protection File:
_ Bạn muốn gỡ bớt (uninstall) một số thành phần đi kèm của Windows XP nhằm giảm bớt "gánh nặng" cho hệ thống, nhưng tính năng bảo vệ của các file hệ thống sẽ khôg cho phép thực hiện điều này. Muốn thực hiện, trước tiên bạn cần vô hiệu hoá chức năng bảo vệ các file của Windows XP đồng nghĩa với việc đánh dấu chọn mục này.

Hung App Timeout:
_ THiếp lập này giúp thời gian đóng cách ứng dụng bị "treo" (Not Responding) được nhanh hơn. Tốt nhất ban hãy chọn giá trị là 1000.

Disable POSIX:
_ Windows XP duy trì hệ thống phụ (sub-system) đi đôi với nó gọi là POSIX và cho phép và cho phép người khác sử dụng câu lệnh UNIX để điều khiển hệ thống. Bạn nên vô hiệu hoá POSIX để tránh tình trạng hacker "bắn phá" hệ thống của mình.

Restrict Anonymous Access:
_ Hạn chế người khác truy xuất vào hệ thống bằng các tài khoản Anonymous (nặc danh).
user posted image

CODE
Sau khi chọn ra những giá trị tối ưu cho Windows XP, bạn bấm vào menu File và chọn Save Settings để viêc thay đổi có hiệu lực. Những thay đỗi trên sẽ được ghi lại chi tiết trong nội dung của thư mục RegChanges.txt (nằm cùng thư mục với file XP Tweaker 1.68.exe) giúp bạn xác định vị trí và giá trị của khoá đã thay đổi. Nếu muốn xem nhanh nội dung của file này, tại menu File bạn chọn View Changes.
 Ngoài ra, XP Tweaker còn tích hợp thêm một số tính năng thú vị khác như: Clear Prefetch Folder (dọn dẹp nhanh thư mục Prefetch), Free Memory (giải phóng dung lượng bộ nhớ RAM), Unhide Windows Messenger (ẩn đi Windows Messenger để có thể gỡ bỏ nó khởi hệ thống dể dàng). Tất cả những tính năng này đều nằm trong menu Tools


Lưu ý với một số ít trường hợp có thể gây ra màn hình xanh chết chóc Blue Death Screen. Trong trường hợp này trong XP TWeaker bạn vào File > Default Settings > sau đó vào lại File > Save Settings.

> Tiết Kiệm Dung Lượng Tối đa Khi lướt Web
> Thủ thuật tăng tốc cho Windows 7 và IE 8
> Host download Max
> Tự Bào Chế Portable Firefox
> Check mail không cần đăng nhập với TTN Toolbar
> Ghost Từ A đến Z

Được chỉnh sửa bởi Kimono on Today, 02:21 PM


Rollingstone
Gửi vào: Jul 15 2008, 08:00 PM


Senior Number


Nhóm: Member
Bài viết: 163
Tham gia: 8-March 08
Thành viên thứ: 6

Status: Offline


Đã test XP Tweaker đúng là có nhanh hơn !

Tiện đây mình giới thiệu luôn CacheBooster giúp tăng bộ cache cho đĩa cứng :

user posted image


Download CacheBooster: http://www.softpedia.com/get/Tweak/System-...heBooster.shtml (218Kb)

Xem thêm thông tin : http://www.analogx.com/contents/download/system/cb.htm

Lưu ý : Tuy họ nói chỉ dùng cho Win95/98 ONLY nhưng dùng XP vẫn chạy bình thường. Không sao cả ! Đã test !
Cài xong chạy file cb.exe để bắt đầu sử dụng !

Hướng dẫn sử dụng:
Rất dễ, chương trình có các thiết lập sẵn bạn chỉ cần chọn là được (Gaming, MultiMedia, Power User...)

Sau khi chọn xong, nhấn "Apply changes" . Khởi động để có hiệu lực !


--------------------
Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền
Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường


Softex
Gửi vào: Jul 16 2008, 02:53 PM


Advanced Member (đóng góp hàng đầu)


Nhóm: Member
Bài viết: 866
Tham gia: 11-July 08
Thành viên thứ: 802
From: HCM

Status: Online


Gỡ bớt các phần mềm ít dùng để đỡ nặng máy

Kiểm tra các phần mềm khởi động cùng Windows :
Start => Run gõ msconfig => thẻ Start Up > Bỏ chọn các soft không cần thiết

Thường xuyên quét file rác , các khóa registry thừa, có thể dùng Ccleaner http://ccleaner.com

Tắt các service ít dùng :

Vào Start => Run gõ services.msc => Tắt các services sau đây giúp làm nhẹ máy mà không ảnh hưởng đến máy: (nhấn đúp lên service => nhấn Stop , StartUp type chọn disable)

QUOTE
1)    Background Intelligent Tracking Client
2)    Distributed Link Tracking Client
3)    Error Reporting Service
4)    Fast User Switching Compatibility
5)    Help and support
6)    Indexing Service
7)    Messenger
8)    Machine Debug Manager
9)    Network Location Awareness
10)  Remote Registry
11)  SSDP Discovery Service
12)  Terminal Services
13)  WebClient
14)  Windows Image Acquisition
15)  Windows Time
16)  Task Scheduler


--------------------
ttnExpress - Vietnam News updated daily

http://vozforums.com - diễn đàn phần cứng


Intel
Gửi vào: Mar 29 2009, 09:31 AM


Advanced Member (đóng góp hàng đầu)


Nhóm: Admin
Bài viết: 926
Tham gia: 9-April 08
Thành viên thứ: 196

Status: Offline


Gỡ bớt các hiệu ứng đồ họa trong WinXP :

1) CLick phải vào Desktop -> Properties > trường Appearance -> Effects -> bỏ chọn tất cả các mục sau đây :

CODE

+ Use the following transition effect for menus and tooltips
+ Use the following method to smooth edges of screen fonts
+ Use large icons
+ Show shadows under menus
+ Show window contents while dragging
+ Hide Underline letters for keyboard navigation until I press the Alt key


Cuối cùng Ok 2 lần.

2) Click phải vào My Computer > Properties > trường Advanced > trong mục Performance nhấn Settings > trường Visual Effects chọn Custom > bỏ chọn tất cả trừ 2 mục sau :

CODE
+ Use drop shadows for icon labels on the desktop
+ Use visual styles on windows and buttons


Tắt các chức năng không cần thiết :

Tắt System Restore

CODE
Click phải vào My Computer > Properties > trường System Restore > Chọn Turn off System Restore on all drives.


Tắt Automatic Updates

CODE
Click phải vào My Computer > Properties > trường Automatic Updates > Chọn Turn off Automatic Updates


Tắt Remote Assistance

Click phải vào My Computer > Properties > trường Remote > bỏ chọn 2 mục sau :

CODE
+ Allow Remote Assistance invitations to be sent from this computer
+ Allow users to connect remotely to this computer


Tắt chức năng ghi đĩa có sẵn trong WinXP :

CODE
Start > Run > gõ gpedit.msc > User Configuration > Administrative Templates > Windows Component > Windows Explorer > nhấn đúp vào "Remove CD Burning features chọn Enabled rồi Ok.


--------------------
Tư vấn lựa chọn máy tính: http://www.pcguide.vn

Trang tin tức TTN: http://ttnexpress.wordpress.com

0 nhận xét:

CÁC QUY ĐỊNH THỰC HIỆN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TPHCM

                                                                                                     
CÁC QUY ĐỊNH THỰC HIỆN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TPHCM
__________________________

1. Quy định việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão thực hiện theo Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh năm 2000 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993 và Nghị định 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2006 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000.
2. Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo Quyết định 5745/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố để triển khai thực hiện Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Chiến lược giảm thiểu tác hại do nước gây ra đến năm 2020 thực hiện theo Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Báo tin, cảnh báo, phòng, chống động đất, sóng thần thực hiện theo Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2006 và Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Báo tin áp thấp nhiệt đới, bão, lũ thực hiện theo Quyết định số 245/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 11/2006/TT-BTNMT ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn thực hiện theo Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ.
7. Công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản thực hiện theo Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003, Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ, Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 66/2005/NĐ-CP, Quyết định số 288/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 và Chỉ thị số 22/2006/CT-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Chính sách, chương trình di dân, bố trí dân cư các vùng có khả năng bị thiên tai, vùng trũng, sạt lở đất ven sông, ven biển, rừng phòng hộ thực hiện theo Quyết định 78/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ thay thế Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003; Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 12/2005/QĐ-BNN ngày 14 tháng 3 năm 2005 và Thông tư số 21/2007/TT-BNN ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư liên tịch số 09/2004/TTLT-BNN-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
9. Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thực hiện theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.
10. Đê, đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bao, đê chuyên dùng, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình phụ trợ (đê) và hộ đê thực hiện theo Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007); Nghị định Hướng dẫn chi tiết số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ.
11. Quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001 và Nghị định Hướng dẫn số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003, Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP.
12. Giao thông thủy nội địa thực hiện theo Luật Giao thông thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Nghị định hướng dẫn số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ.
13. Hoạt động xây dựng, đầu tư thực hiện theo Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật Đầu tư ngày 12 tháng 12 năm 2005 và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ.
14. Một số giải pháp để thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư bị hư hỏng, xuống cấp thực hiện theo Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ.
15. Quản lý an toàn đập thực hiện theo Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ; Quyết định số 285/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2006 và Thông tư số 33/2008/TT-BNN ngày 04 tháng 2 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
16. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát sỏi lòng sông thực hiện theo Chỉ thị 29/2008/CT-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
17. Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện theo Quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
18. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng thực hiện theo Quyết định 1002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
19. Quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi thực hiện theo Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ.
20. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi thực hiện theo Thông tư 26/2008/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ.
21. Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo thực hiện theo Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ.
22. Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang thực hiện theo Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
23. Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
24. Chế độ thông tin, báo cáo trong chỉ đạo, triển khai đối phó với lũ, bão thực hiện theo Quyết định 312/QĐ-PCLBTW ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương.
25. Trực ban phòng chống lụt bão của Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương; Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành thực hiện theo Quyết định 103 /QĐ-PCLBTW ngày 04 tháng 6 năm 2009 của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương.
26. Tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân thực hiện theo Thông tư 01/2009/TT-BNN ngày 06 tháng 01 năm 2009 và Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
27. Quản lý, sử dụng hành lang trên sông, kênh, rạch thực hiện theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
28. Quản lý việc san lấp và xây dựng công trình trên sông, kênh, rạch, đầm, hồ công cộng thực hgày 26/12/2003 của Ủy ban hhdân dân thành phố Hồ Chí Minh.ach và Xây dựng thành phố, iện theo Quyết định số 319/2003/QĐ-UB ngày 26 tháng 12 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
29. Tăng cường quản lý nhà nước đối với sông, kênh, rạch thực hiện theo Chỉ thị số 27/2002/CT-UB ngày 29 tháng 12 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
30. Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 thực hiện theo Quyết định 28/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa VIII) về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X).
31. Quy định về công tác PCLB, thiên tai và TKCN tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo Quyết định 44/2009/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2009 và Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.
32. Quy chế làm việc của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố thực hiện theo Quyết định 59/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.
33. Công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2009 trên địa bàn thành phố thực hiện theo Chỉ thị số 04/2009/CT-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố.
34. Quy định về công tác trực ban phòng, chống lụt, bão, thiên tai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo Quyết định 02/QĐ-PCLB ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố.

PHỤ LỤC 2
CÁC QUY ĐỊNH THỰC HIỆN TRONG
 CÔNG TÁC TÌM KIẾM CỨU NẠN – CỨU HỘ

1. Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 thực hiện theo Quyết định phê duyệt đề án số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;
2. Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia (trong đó có đáp ứng yêu cầu, mục tiêu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn…) đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thực hiện theo Quyết định phê duyệt số 139/2007/QĐ.TTg ngày 23 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nhiệm vụ, hướng dẫn thành lập tổ chức tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo Quyết định 76/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ thay thế Quyết định số 63/2000/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 127/QĐ-TKCN ngày 15 tháng 5 năm 2001 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn; Văn bản số 262/UB ngày 06 tháng 9 năm 2001 của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
4. Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản, xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn sau khi xuất kho dự trữ quốc gia thực hiện theo Thông tư hướng dẫn số 09/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Chính.
5. Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải thực hiện theo Quyết định số 179/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 14/2006/TTLT-BGTVT-BNV-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
6. Tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng thực hiện theo Quyết định số 26/2007/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
7. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy thực hiện theo Quyết định số 17/2007/QĐ-BCA (C11) ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công an.
8. Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển thực hiện theo Quyết định số 103/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
9. Chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển thực hiện theo Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
10. Quy chế quản lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn thực hiện theo Quyết định số 124/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
11. Tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển thực hiện theo Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
12. Tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo Thông tư 72/2008/TT-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2008 của Bộ Tài chính, Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ.
13. Quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa thực hiện theo Quyết định 118/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
14. Thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa thực hiện theo Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính.
15. Chế độ quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế duy tu, bảo dưỡng đê điều thực hiện theo Thông tư liên tịch số 48/2009/TTLT-BTC-BNN ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
16. Kiện toàn tổ chức và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố thực hiện theo Quyết định 2988/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố.



PHỤ LỤC 3
QUY ĐỊNH VỀ GỬI BÁO CÁO, KẾ HOẠCH, VĂN BẢN

1. Báo cáo sơ kết kết quả thực hiện 06 tháng đầu năm gửi trước ngày 05 tháng 7 đối với sở-ngành và quận-huyện.
2. Báo cáo tổng kết năm thực hiện và gửi trước ngày 20 tháng 01 năm sau đối với sở-ngành và quận-huyện.
3. Xây dựng kế hoạch, phương án Phòng chống lụt bão năm gửi trước ngày 20 tháng 2 năm sau đối với sở-ngành và quận-huyện.
4. Báo cáo kiểm tra công trình trước mùa mưa lũ gửi trước ngày 20 tháng 04 đối với quận-huyện và 1 số đơn vị thuộc sở-ngành liên quan.
5. Báo cáo số đối tượng công dân nộp Quỹ Phòng chống lụt bão năm sau gửi trước ngày 30 tháng 11 đối với quận-huyện. (Báo cáo này đã quy định cụ thể tại Quyết định giao chỉ tiêu thu Quỹ Phòng, chống lụt, bão năm trước đối với công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố).
6. Báo cáo chi tiết số doanh nghiệp giải thể, bỏ trụ sở không thể thực hiện thu Quỹ Phòng chống lụt bão gửi trước ngày 30 tháng 11 đối với quận-huyện. (Báo cáo này đã quy định cụ thể tại Quyết định giao chỉ tiêu thu Quỹ Phòng, chống lụt, bão năm trước đối với doanh nghiệp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố).
7. Quyết định kiện toàn nhân sự tổ chức Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão –  tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo Điều 4 Chương I Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16-01-2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
8. Báo cáo sơ kết 6 tháng, 9 tháng và báo cáo quyết toán năm thu nộp Quỹ Phòng chống lụt bão đối với 2 đối tượng công dân và doanh nghiệp thực hiện theo Quyết định giao chỉ tiêu hàng năm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
9. Đề xuất lập dự toán chi cho trang thiết bị, công trình, công tác phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn của các sở-ngành và quận-huyện thực hiện theo Điều 63 Chương VI Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND.
10. Thanh quyết toán kinh phí, vật tư đã sử dụng để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, trang thiết bị, phương tiện mua sắm cho công tác phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo Điều 64 chương VI Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND.
11. Các báo cáo kiểm kê, thống kê về tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản, thanh lý, xử lý trang thiết bị, phương tiện phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo Quyết định số 124/2007/QĐ-TTg ngày 31-07-2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn; Quyết định số 179/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2006 và Thông tư Liên tịch hướng dẫn số 14/2006/TTLT-BGTVT-BNV-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2006 và theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố.
12. Báo cáo tiến độ đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định về đầu tư, xây dựng và yêu cầu của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố.
13. Báo cáo nhanh đối với quận, huyện, phường, xã, thị trấn, đơn vị chức năng thuộc một số Sở-ngành khi xảy ra sự cố: sạt lở đất, sạt lở nhà cửa công trình xuống sông, xuống biển, lốc xoáy, bể bờ bao… Trực ban phòng chống lụt bão Sở - ngành, quận – huyện phải điện thoại báo ngay cho trực ban Phòng chống lụt bão thành phố tại số máy 38 297 598 và 38 257 446, gọi vào điện thoại di động báo cho Chánh, phó văn phòng Ban; tổ chức lực lượng, phương tiện xử lý giải quyết sự cố; sau đó báo cáo nhanh về cho văn phòng Thường trực Ban số Fax: 38 232 742 và 38 233 811.

PHỤ LỤC 4

CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN

Các hành vi bị nghiêm cấm được thống kê, tổng hợp tại phụ lục này đã được quy định trong các văn bản: luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ.
1. Lĩnh vực phòng, chống lụt bão:
a) Nghiêm cấm mọi hành vi gây hư hại công trình phòng chống lụt bão và công trình có liên quan đến phòng chống lụt bão;
b) Tạo ra các vật làm cản hoặc các hoạt động khác gây khó khăn cho việc tiêu thoát lũ: nghiêm cấm việc tạo ra các vật cản ở lòng sông, bãi sông hoặc các hoạt động khác làm cản trở dòng chảy, hạn chế khả năng thoát lũ. Các tuyến đường, đê bối trên bãi sông, suối không được đắp cao hơn mức báo động số 2 và phải có cống với khẩu độ đủ lớn để đảm bão thoát lũ;
c) Công dân và doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp Quỹ Phòng chống lụt bão nếu không thuộc đối tượng được miễn.
2. Đối với đê điều:
a) Phá hoại đê điều;
b) Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật Đê điều quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê;
c) Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều;
d) Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều;
đ) Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt;
e) Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa;
g) Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão;
h) Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão;
i) Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng  quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Đê điều;
k) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ;
l) Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.
3. Đối với quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi:
a) Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;  các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có sự cố.
b) Các hành vi trái phép gây mất an toàn cho công trình thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình, bao gồm:
- Khoan, đào đất đá, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi gây mất an toàn cho công trình;
- Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi phục vụ lợi ích công cộng.
c) Vận hành công trình thủy lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định.
d) Các hành vi khác gây mất an toàn cho công trình thủy lợi.
4. Đối với ngành thủy sản:
a) Nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch làm cản trở dòng chảy.
b) Khai thác thủy sản xa bờ không có trang thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh trên tàu cá; không có phương tiện cứu sinh, phương tiện theo dõi dự báo thời tiết đối với khai thác thủy sản ven bờ; không tham gia cứu hộ - cứu nạn.
5. Đối với ngành giao thông (thủy, bộ):
a) Mở cảng, bến thủy nội địa trái phép.
b) Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng: không giảm tốc độ phương tiện để đi với tốc độ an toàn làm tổn hại đến công trình phòng chống lụt bão; đi gần đê, kè khi có nước lớn.
c) Neo đậu phương tiện gây sạt lở đê bao, bờ sông và làm chết cây có tác dụng bảo vệ bờ sông, rạch.
6. Đối với tiêu thoát nước đô thị:
a) Không được thải chất rắn vào hệ thống thoát nước công cộng; nước thải vào hệ thống thoát nước phải đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định.
b) Không được làm cản trở đường thoát nước công cộng, trừ trừơng hợp được cơ quan quản lý cho phép.
c) Các công trình ngầm bao gồm đừơng ống cấp nước, đường cáp điện, đường cáp viễn thông và các công trình ngầm khác không được giao cắt trực tiếp với công trình thoát nước và ngược lại.
7. Đối với san lấp sông, kênh, rạch, đầm, hồ:
Là các hành vi thực hiện trái với Quyết định số 319/2003/QĐ-UB ngày 26/12/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố.
8. Đối với hoạt động xây dựng:
a) Xây dựng các công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, tiêu thoát nước.
b) Xây dựng công trình ở khu vực có nguy cơ lở đất (trừ những công trình xây dựng để khắc phục hiện tượng sạt lở đất).
 9. Đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn:
Từ chối tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.

PHỤ LỤC 5
CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN

1. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ.
2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thủy nội địa thực hiện theo Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ.
3. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thực hiện theo Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 và Nghị định số 154/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ.
4. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải thực hiện theo Nghị định số 62/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ.
5. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thực hiện theo Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ.
6. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ.
7. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện theo Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 và Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ.
8. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thực hiện theo Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ.
9. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Đăng ký kinh doanh, Kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.
10. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Dự trữ quốc gia thực hiện theo Nghị định số 25/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ.
11. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế thực hiện theo Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ.
12. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thực hiện theo Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.
13. Xử lý vi phạm hành chính về đê điều thực hiện theo Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ.
14. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vể, sử dụng hệ thống thoát nước thực hiện theo Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ.

 BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO THÀNH PHỐ

0 nhận xét:

QĐ 23/2007 Về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục triển khai dự án đầu tư bên ngoài các khu công nghiệp


     ỦY BAN NHÂN DÂN                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU                               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc









    Số: 23/2007/QĐ-UBND                            Vũng Tàu, ngày  19  tháng 4  năm 2007
                  

QUYẾT ĐỊNH 

Về việc ban hành Quy định  về trình tự, thủ tục triển khai dự án đầu tư bên ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu








ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư  tại Công văn số 195/SKHĐT ngày 01 tháng 02 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về trình tự, thủ tục  triển khai các dự án đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài bên ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2.  Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
                                                                    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Nơi nhận:                                                                                            CHỦ TỊCH
-VP. Chính phủ;                           
- Bộ Kế hoạch và ĐT (Vụ pháp chế);                                                     Trần Minh Sanh
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL); 
- Bộ Xây dựng  (Vụ pháp chế);
- Bộ Tài nguyên và MT (Vụ pháp chế); 
-TTr TU, TTr HĐND tỉnh;
-Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh;
-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh;
-Như  Điều 3 (để thực hiện);    
-Website Chính phủ;                     
- Sở Tư pháp (theo dõi);                
-Báo BR-VT, Đài PTTH Tỉnh;
-Trung tâm Công báo tỉnh;
-Trung tâm CNTT (VPUBND tỉnh);
-Lưu:  VT; V1.


    ỦY BAN NHÂN DÂN                                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU                                                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc











QUY ĐỊNH

Về trình tự, thủ tục triển khai dự án đầu tư bên ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-UBND  ngày 19  tháng 4  
năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)









Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích, yêu cầu
1. Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt nhằm khai thác và phát huy tốt nhất các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong tỉnh, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
2. Quy định cụ thể đầu mối, thẩm quyền, trách nhiệm, thời gian giải quyết công việc của các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong giao dịch, liên hệ khi cần tìm hiểu cơ hội đầu tư, triển khai thực hiện dự án đầu tư với thủ tục đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả.
3. Giám đốc các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu có trách nhiệm hoàn thành việc rà soát lại Quy chế hoạt động, quy định về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng đã được Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt trước đây và xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với nội dung Quy định này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành.
Trường hợp những quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng do các cơ quan, đơn vị ban hành thì Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với nội dung Quy định này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện dự án đầu tư bên ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư bên ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
 Điều 3. Trình tự thủ tục hành chính triển khai dự án đầu tư
Trình tự thủ tục hành chính liên quan đến triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm:
1. Thỏa thuận địa điểm đầu tư hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận về chủ trương đầu tư;
            2. Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc lập bản cam kết bảo vệ môi trường.
3. Đăng ký đầu tư, thẩm tra dự án đầu tư;
4. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (đối với dự án phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 quy định tại khoản 1 Điều 17 của Quy định này);
5. Thẩm định nhu cầu sử dụng đất của dự án (đối với dự án đầu tư trong nước. Trừ dự án nhóm A và dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước);
            6. Giao đất hoặc thuê đất, hoặc chuyển mục đích sử dụng đất;
7. Thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy;
8. Cấp giấy phép xây dựng (nếu có yêu cầu phải có giấy phép xây dựng).
Điều 4. Cung cấp thông tin về đầu tư
1. Khi đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tìm hiểu cơ hội đầu tư, nếu nhà đầu tư có yêu cầu cung cấp các thông tin, quy định có liên quan đến công việc đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan của tỉnh trả lời nhà đầu tư.
2. Tùy theo yêu cầu của nhà đầu tư, việc cung cấp các thông tin, quy định về đầu tư có thể thông qua hình thức tiếp xúc, trả lời trực tiếp; hoặc trả lời bằng văn bản. Trường hợp nhà đầu tư yêu cầu cung cấp các thông tin, quy định về đầu tư bằng văn bản, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm trả lời nhà đầu tư trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của nhà đầu tư.
Điều 5. Chuẩn bị hồ sơ hành chính và hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính
1. Nhà đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hành chính về triển khai dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối giải quyết các thủ tục hành chính theo mô hình một cửa đối với các thủ tục (1), (2), (3), (4), (7), (8) quy định tại Điều 3 của Bản quy định này. Riêng các thủ tục số (5) và số (6) quy định tại Điều 3 của Bản quy định này thực hiện theo đầu mối một cửa tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Trách nhiệm làm đầu mối giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm:
a) Tiếp nhận các hồ sơ hành chính từ các nhà đầu tư, sau đó chuyển cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan giải quyết;
b) Đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện công việc của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đảm bảo đúng thời gian quy định;
c) Nhận lại hồ sơ hành chính t các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và giao kết quả giải quyết cho nhà đầu tư theo giấy hẹn.
4. Đối với các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình, tiến độ thực hiện cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi và tổng hợp chung.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường khi tiếp nhận hồ sơ của nhà đầu tư phải viết phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả giải quyết theo thời gian quy định.
6. Trong quá trình thực hiện trách nhiệm hỗ trợ nhà đầu tư, gặp khó khăn, vướng mắc hoặc chậm trễ về thời gian, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm báo cáo trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo giải quyết.

 


Chương II

CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ,
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Mục 1
THỎA THUẬN ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ,
CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

Điều 6. Trường hợp không phải xin chủ trương đầu tư và không phải thỏa thuận địa điểm đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền triển khai ngay các thủ tục đầu tư của giai đoạn sau mà không phải xin chủ trương đầu tư và không phải thỏa thuận địa điểm đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc các trường hợp sau :
a) Dự án đầu tư tại những khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch; lô đất đã thuộc quyền sử dụng của nhà đầu tư, có sơ đồ, ranh giới rõ ràng do cơ quan quản lý nhà nước về đất đai lập hoặc xác nhận;
b) Dự án đầu tư lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất tại cơ sở sản xuất đang hoạt động; các dự án đầu tư không có nhu cầu sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh; các dự án đầu tư thuê lại cơ sở vật chất, mặt bằng đã được xây dựng hợp pháp, mục tiêu đầu tư và hoạt động của dự án phù hợp với quy hoạch.
c) Dự án đầu tư xây dựng trang trại trồng rừng, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, các loại cây hàng năm; trang trại chăn nuôi mà không xây dựng công trình kiến trúc kiên cố.
2. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt, nhà đầu tư tiến hành ngay các thủ tục đầu tư:  Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 (đối với trường hợp quy định phải lập quy hoạch chi tiết 1/500) và lập dự án đầu tư, làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất (nếu đất chưa chuyển mục đích sử dụng) và xin cấp giấy phép xây dựng (đối với dự án đầu tư có xây dựng).
Điều 7. Trường hợp phải lập thủ tục thỏa thuận địa điểm đầu tư,  nhưng không phải xin phép về chủ trương đầu tư
1. Nhà đầu tư không phải xin phép về chủ trương đầu tư mà chỉ lập thủ tục thỏa thuận địa điểm đầu tư đối với các dự án đầu tư tại những khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch thuộc các trường hợp sau:
a) Toàn bộ khu đất, hoặc một phần khu đất dự định triển khai dự án chưa thuộc quyền sử dụng của nhà đầu tư (đất nhà nước quản lý, hoặc đất đang thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác mà nhà đầu tư đã có hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng lại, thuê lại quyền sử dụng đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất), hoặc khu đất chưa có sơ đồ, ranh giới rõ ràng do cơ quan quản lý nhà nước về đất đai lập hoặc xác nhận. 
b) Trường hợp khu đất thực hiện dự án nằm trên địa giới hành chính của 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
2. Hồ sơ đề nghị thỏa thuận địa điểm đầu tư gồm:
a) Công văn đề nghị của chủ đầu tư;
b) Bản vẽ sơ đồ vị trí khu đất (nếu có);
c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước; văn bản xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư nước ngoài; Bản sao giấy chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân trong nước; bản sao hộ chiếu (đang còn thời hạn hiệu lực) đối với nhà đầu tư là cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Xây dựng ra văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư đối với toàn bộ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tùy theo trường hợp cụ thể, nếu xét thấy cần thiết, Sở Xây dựng có thể tham khảo ý kiến các cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trường, sở quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi triển khai dự án và các cơ quan liên quan khác trước khi ra văn bản thỏa thuận địa điểm. Cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời Sở Xây dựng trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn hỏi ý kiến.
Trường hợp trong hồ sơ đề nghị thỏa thuận địa điểm, nhà đầu tư đã có bản vẽ sơ đồ vị trí khu đất phù hợp, đúng mẫu quy định thì Sở Xây dựng thực hiện việc xác nhận bản vẽ thỏa thuận địa điểm.
Đối với trường hợp hồ sơ đề nghị thỏa thuận địa điểm chưa có bản vẽ sơ đồ vị trí lô đất, hoặc bản vẽ chưa theo đúng mẫu quy định, Sở Xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ sơ đồ vị trí lô đất xin thỏa thuận.
Điều 8. Trường hợp phải xin phép về chủ trương đầu tư
1. Các dự án đề nghị đầu tư vào những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu thuộc các trường hợp sau đây, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét cụ thể từng trường hợp và có quyết định chấp thuận về chủ trương đầu tư:
a) Dự án đầu tư thuộc các ngành dịch vụ: khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, điều dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng kinh doanh thương mại, khu vui chơi giải trí cho trẻ em.
b) Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực: giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao. 
c)  Các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp chỉ xem xét những trường hợp không thể đầu tư trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và thuộc các trường hợp sau:
- Dự án đầu tư vào những ngành nghề được khẳng định là công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không gây tác động xấu đến đời sống dân cư trong khu vực;
- Những dự án đầu tư cần thiết cho phát triển ở khu vực nông thôn.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận về chủ trương đầu tư gồm các tài liệu như quy định về hồ sơ thỏa thuận địa điểm đầu tư tại khoản 2 Điều 7 của Bản quy định này.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi triển khai dự án và các cơ quan liên quan khác, tổng hợp các ý kiến và báo cáo Chủ  tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ra văn bản chấp thuận về chủ trương đầu tư.
4. Dự án được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận về chủ trương đầu tư, không phải làm thủ tục thỏa thuận địa điểm đầu tư. Đối với trường hợp lô đất đề nghị đầu tư nhưng chưa có bản vẽ sơ đồ vị trí lô đất, hoặc bản vẽ chưa theo đúng mẫu quy định, sau khi có văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận về chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập phiếu chuyển cho Sở Xây dựng để lập bản vẽ.

Điều 9. Trình tự và thời gian giải quyết thủ tục hành chính và hiệu lực của văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư:

1. Đối với trường hợp thỏa thuận địa điểm đầu tư:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ thỏa thuận địa điểm đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Sở Xây dựng để giải quyết theo thẩm quyền.
b) Thời gian Sở xây dựng giải quyết thủ tục thỏa thuận địa điểm đầu tư không quá mười tám (18) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển (bao gồm cả thời gian lấy ý kiến các cơ quan liên quan).
Trường hợp địa điểm đầu tư không thể thỏa thuận cho dự án, Sở Xây dựng phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do không thể thỏa thuận địa điểm cho dự án.
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc sau khi có văn bản về việc thỏa thuận địa điểm đầu tư, Sở Xây dựng thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư biết để cử cán bộ đến nhận kết quả thỏa thuận địa điểm đầu tư và thực hiện trả kết quả cho nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Đối với trường hợp chấp thuận về chủ trương đầu tư:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận về chủ trương đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
b) Thời gian trả lời nhà đầu tư về chủ trương đầu tư không quá mười lăm (15) ngày làm việc, trong đó:
- Thời gian Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét và tổ chức lấy ý các cơ quan liên quan không quá 10 ngày làm việc (các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản hỏi ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư);
- Thời gian thẩm tra hồ sơ của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh không quá năm (05) ngày làm việc.
c) Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký văn bản về chủ trương đầu tư, trong thời hạn 01 ngày làm việc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư biết để cử cán bộ đến nhận kết quả trả lời về chủ trương đầu tư và thực hiện trả kết quả cho nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
d) Đối với trường hợp chưa có bản vẽ sơ đồ vị trí lô đất hợp lệ, thời gian Sở Xây dựng lập bản vẽ sơ đồ vị trí lô đất không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu chuyển của Sở Kế hoạch và Đầu tư kèm theo văn bản chấp thuận về chủ trương đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Trong thời gian 12 tháng kể từ ngày được thỏa thuận địa điểm đầu tư, hoặc được chấp thuận về chủ trương đầu tư, nếu nhà đầu tư không hoàn thành khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu thuộc trường hợp phải lập quy hoạch) hoặc lập dự án đầu tư mà không có lý do chính đáng và không được cơ quan đã cấp văn bản chấp thuận thì văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hết hiệu lực và bị hủy bỏ. Mọi chi phí liên quan đến công việc đã thực hiện nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm.

Mục 2
CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 10. Báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ.
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
c) Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mục 3 phần III Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
2. Trình tự nộp hồ sơ và nhận kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định và trình phê duyệt theo thẩm quyền.
b) Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không quá 23 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển.
c) Thời gian Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường trình.
d) Trong thời hạn 01 ngày làm việc sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư biết để cử cán bộ đến nhận kết quả và thực hiện trả kết quả cho nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 11. Cam kết bảo vệ môi trường

1. Chủ dự án thuộc các đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 24 của Luật Bảo vệ môi trường có trách nhiệm lập bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Cấu trúc và yêu cầu nội dung của bản cam kết bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 23 kèm theo Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
a) Hồ sơ  đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Mục 2.3 phần IV Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Chủ dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dự án để đăng ký và cấp giấy xác nhận.
c) Trường hợp dự án nằm trên địa bàn quản lý của từ 02 (hai) huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên, chủ dự án tự lựa chọn Ủy ban nhân dân của một huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gửi hồ sơ đề nghị đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để gửi đến đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp huyện mà chủ dự án đã lựa chọn.
4. Xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
a) Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 1 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để giải quyết theo thẩm quyền.
b) Trong thời hạn 4 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải hoàn thành việc cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường cho chủ dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục 26 kèm theo Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT.
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, sau khi Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành việc cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường cho chủ dự án, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư biết để cử cán bộ đến nhận kết quả và thực hiện trả kết quả cho nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
d) Đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường và chỉ được triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường và có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.
đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.

Mục 3
ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ  VÀ THẨM TRA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

            Điều 12. Trách nhiệm lập dự án, quyết định đầu tư
1. Nhà đầu tư có thể tự lập hoặc thuê các tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư và chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong dự án đầu tư.
2. Nhà đầu tư tự quyết định về dự án đầu tư; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và thực hiện cam kết đầu tư đã đăng ký.
Điều 13. Đăng ký đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư trong nước:
a) Các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
b) Các dự án có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP  thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư trao giấy biên nhận đăng ký đầu tư ngay sau khi nhận được bản đăng ký đầu tư.
c) Trong cả hai trường hợp trên, nếu nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư và yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào nội dung đăng ký đầu tư để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư áp dụng theo như quy định đối với trường hợp đăng ký đầu tư của dự án đầu tư nước ngoài tại khoản 1 và 2 Điều 44 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó thời gian kiểm tra hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư không quá 10 ngày làm việc, thời gian Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra hồ sơ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư không quá 05 ngày làm việc.
2. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.
a) Hồ sơ đăng ký đầu tư: theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 44 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
b) Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ. Trong đó thời gian Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư) không quá 10 ngày làm việc, thời gian Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra hồ sơ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư không quá 5 ngày làm việc.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư cử cán bộ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để nhận kết quả cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện trả kết quả cho nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 14. Hồ sơ và nội dung thẩm tra dự án đầu tư

 1. Đối với các dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện.
a) Hồ sơ thẩm tra đầu tư: theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Nghị  định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
b) Nội dung thẩm tra: theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Nghị  định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
2. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
a) Hồ sơ thẩm tra đầu tư: theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 44 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
b) Nội dung thẩm tra: theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
3. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
a) Hồ sơ thẩm tra đầu tư: theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
b) Nội dung thẩm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 45 và khoản 2 Điều 46 Nghị  định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
 Điều 15. Thẩm tra dự án đầu tư
1. Thẩm tra dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư
a) Nhà đầu tư nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư 08 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của sở, ngành liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án đầu tư.
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình.
d) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra hồ sơ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra. 
e) Sở Kế hoạch và Đầu tư cử cán bộ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để nhận kết quả và thực hiện trả kết quả cho nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Thẩm tra dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ
            a) Nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc.
b) Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan ở Trung ương và các sở, ngành liên quan trong tỉnh; sau đó tổng hợp các ý kiến thẩm tra và chuẩn bị hồ sơ báo cáo thẩm tra dự án để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận về chủ trương đầu tư.
c) Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương đầu tư, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra hồ sơ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày sở Kế hoạch và Đầu tư trình.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư cử cán bộ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để nhận kết quả và thực hiện trả kết quả cho nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 16. Điều chỉnh dự án đầu tư

1. Khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải làm thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh đối với các dự án đầu tư điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án thuộc các trường hợp sau:
- Các dự án đầu tư trong nước sau khi điều chỉnh có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
- Các dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thay đổi mục tiêu, địa điểm đầu tư.
3. Đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư :
a) Dự án thuộc diện đăng ký điều chỉnh gồm các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó thuộc các trường hợp sau: dự án có vốn đầu tư nước ngoài sau khi điều chỉnh có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trừ trường hợp quy định không phải đăng ký điều chỉnh tại khoản 2 Điều này.
b) Hồ sơ đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra hồ sơ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư trình.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư cử cán bộ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để nhận kết quả và thực hiện trả kết quả cho nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4. Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư:
a) Dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra điều chỉnh gồm các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó thuộc các trường hợp sau: dự án có vốn đầu tư nước ngoài sau khi điều chỉnh thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư; dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
b) Hồ sơ thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 52 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm tra những nội dung điều chỉnh và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra hồ sơ để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư trình.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cử cán bộ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để nhận kết quả và thực hiện trả kết quả cho nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
d) Trường hợp dự án đầu tư sau khi điều chỉnh trở thành dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với lĩnh vực đầu tư chưa có trong quy hoạch hoặc chưa có điều kiện đầu tư được pháp luật quy định, thì Sở Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị hồ sơ để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trước khi điều chỉnh, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đầu tư.
e) Trường hợp nội dung điều chỉnh liên quan đến lĩnh vực đầu tư có điều kiện, thì Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thẩm tra của Bộ, ngành có liên quan trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đầu tư.

Chương III
QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500 DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẬP TRUNG

Điều 17. Lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500
            1. Các dự án phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 gồm:
            a) Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có chia lô không phân biệt quy mô;
b) Dự án đầu tư xây dựng có từ hai dự án thành phần trở lên; dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung có quy mô sử dụng diện tích đất từ trên hai (02 ha) hecta trở lên;
c) Riêng các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì chỉ lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000.
            2. Các dự án đầu tư không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Việc thẩm định các phương án bố trí mặt bằng, đấu nối hạ tầng kỹ thuật, tuân thủ các quy chuẩn tiêu chuẩn xây dựng… sẽ được xem xét khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
             3. Hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 thuộc công trình xây dựng tập trung do chủ đầu tư tự lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập. Nội dung hồ sơ theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.
Điều 18. Trình tự nộp hồ sơ, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500
1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Sở Xây dựng, hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện để thẩm định và trình phê duyệt theo thẩm quyền.
3. Sở Xây dựng tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung đối với các trường hợp: dự án có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính từ hai huyện trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu du lịch, khu di sản, bảo tồn di tích, khu công nghiệp địa phương,...) có quy mô nhỏ hơn 500 ha, các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế có chức năng đặc biệt; các khu chức năng thuộc đô thị mới.
4. Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng quy định tại khoản 3 Điều này) sau khi có ý kiến thống nhất về chuyên môn của Sở Xây dựng.
5. Thời gian thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển.
Thời gian Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thẩm định trình.
6. Trong thời hạn 02 ngày làm việc sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư biết để cử cán bộ đến nhận kết quả và thực hiện trả kết quả cho nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Chương IV
GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT,
CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 19. Thẩm định nhu cầu sử dụng đất

1. Đối với dự án đầu tư trong nước có yêu cầu sử dụng đất, sau khi hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị thẩm định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư. Số lượng và nội dung hồ sơ theo quy định tại mục 1 phần IV Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trình tự nộp hồ sơ và thẩm định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị thẩm định nhu cầu sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư không quá mười lăm (15) ngày làm việc (bao gồm cả thời gian lấy ý kiến các cơ quan liên quan) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
c) Nhà đầu tư nhận thông báo kết quả thẩm định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

Mục 1
GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT

Điều 20. Hồ sơ đề nghị giao đất, hoặc thuê đất
Hồ sơ do nhà đầu tư tự lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập, lập thành hai (02) bộ, nội dung hồ sơ theo quy định tại Điều 125 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ.
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị giao đất, hoặc cho thuê đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 21. Trình tự thủ tục xác nhận việc chấp hành pháp luật về đất đai
1. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin giao đất, thuê đất, Sở Tài nguyên và Môi trường  xem xét Bản kê khai của nhà đầu tư về tất cả diện tích đất, tình trạng sử dụng đất đã được Nhà nước giao, cho thuê trước đó và gửi phiếu yêu cầu đến Sở Tài nguyên và môi trường địa phương nơi có đất đã giao hoặc đã cho nhà đầu tư thuê để lấy ý kiến nhận xét. Thời gian chờ nhận ý kiến trả lời Phiếu yêu cầu là mười (10) ngày làm việc. Đồng thời trong thời gian này Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có trách nhiệm kiểm tra mức độ chấp hành pháp luật về đất đai của nhà đầu tư tại tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu (nếu trước đó đã được tỉnh giao đất, cho thuê đất).
2. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Bản nhận xét chấp hành pháp luật về đất đai của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện từng dự án tại địa phương khác, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, lập Bản đánh giá mức độ chấp hành pháp luật về đất đai của nhà đầu tư và đưa vào hồ sơ xem xét việc giao đất, cho thuê đất.

Điều 22. Thu hồi đất và giải phóng mặt bằng (đối với trường hợp quy định tại điều 38 Luật Đất đai, Điều 130 Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006)

1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị giao đất, thuê đất, căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đã được xét duyệt, Sở Tài nguyên và môi trường chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu vực đất thu hồi đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính để gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi có đất bị thu hồi) lập phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt.
Thời gian thực hiện các công việc trên trong thời hạn 30 ngày làm việc, trong đó thời gian tại Sở Tài nguyên và Môi trường không quá ba 03 ngày làm việc; tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không quá 10 ngày làm việc; tại Ủy ban nhân dân cấp huyện không quá 12 ngày làm việc và tại Ủy ban nhân dân tỉnh không quá 05 ngày làm việc.
2. Sau khi phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng được xét duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi thông báo trước ít nhất chín mươi (90) ngày đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp và một trăm tám mươi (180) ngày đối với trường hợp thu hồi đất phi nông nghiệp cho người đang sử dụng đất biết về lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.
3. Trước khi hết thời gian thông báo ít nhất là hai mươi (20) ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân tỉnh về quyết định thu hồi đất.
4. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Trường hợp trên khu đất thu hồi có diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định về thu hồi đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi diện tích đất cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng.
5. Sau khi có quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập và trình phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xét duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp thu hồi đất để giao hoặc cho thuê thực hiện dự án đầu tư.
7. Sau khi hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án.
Điều 23. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp đã được giải phóng mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng
1. Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ khi tổng hợp, lập Bản đánh giá mức độ chấp hành pháp luật về đất đai của nhà đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính.
2. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ khi nhận được chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm hoàn thành trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính gửi Sở Tài nguyên và môi trường để thẩm tra.
3. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ địa chính; xác minh thực địa; kiểm tra mức độ chấp hành pháp luật về đất đai của nhà đầu tư và trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được thuê đất.
Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có quyết định giao đất, cho thuê đất, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi hồ sơ địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư.
4. Trình tự xác định nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư:
a) Đối với trường hợp giao đất: trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ địa chính do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, căn cứ giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, cơ quan thuế thực hiện việc xác định số tiền sử dụng đất phải nộp và các khoản thu khác (nếu có), lập thông báo nộp tiền theo quy định; sau đó gửi trả Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để gửi cho nhà đầu tư.
b) Đối với trường hợp thuê đất, thuê mặt nước mới: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ địa chính do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, cơ quan thuế phải thực hiện:
- Kiểm tra hồ sơ (số liệu) địa chính, xác định số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp; lập thông báo nộp tiền thuê đất theo quy định. Trường hợp chưa đủ cơ sở để xác định số thu tiền thuê đất, thuê mặt nước thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan gửi hồ sơ để bổ sung; sau khi có đủ hồ sơ địa chính thì thời hạn hoàn thành là sau 03 ngày làm việc được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
- Lập hồ sơ theo dõi thu nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước theo mẫu do Bộ Tài chính quy định; chuyển thông báo nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để gửi cho nhà đầu tư.
c) Sau năm đầu tiên thuê đất, thuê mặt nước và nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi thông báo cho nhà đầu tư, các năm tiếp theo vào trước mỗi kỳ nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước, cơ quan thuế ra thông báo cho nhà đầu tư. Trường hợp Nhà nước có điều chỉnh giá đất hoặc căn cứ tính tiền thuê đất, thuê mặt nước có thay đổi thì phải xác định lại tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp, sau đó thông báo cho nhà đầu tư thực hiện.
5. Nhà đầu tư có trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế.
6. Sau khi nhà đầu tư thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư và chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức bàn giao đất cho nhà đầu tư trên thực địa.


Mục 2
CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
(Chỉ áp dụng cho dự án đầu tư trong nước)

Điều 24. Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
Hồ sơ do nhà đầu tư tự lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập, số lượng hồ sơ và nội dung hồ sơ theo quy định tại Điều 134 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ.
Điều 25. Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Sở Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa; xem xét tính phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với trường hợp chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết; chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc làm trích sao hồ sơ địa chính.
Thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc quy định nêu trên không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của nhà đầu tư.
2. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến chỉ đạo, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoàn thành trích sao hồ sơ địa chính gửi cho Sở Tài nguyên và môi trường.
3. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được trích sao hồ sơ địa chính do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ địa chính và trình Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định cho nhà đầu tư chuyển mục đích sử dụng đất.
Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định cho nhà đầu tư chuyển mục đích sử dụng đất, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi hồ sơ địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư.
4. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ địa chính do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, cơ quan thuế thực hiện việc xác định số tiền sử dụng đất phải nộp và các khoản thu khác (nếu có), lập thông báo nộp tiền theo quy định; sau đó gửi trả Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để gửi cho nhà đầu tư.
5. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về nghĩa vụ tài chính của cơ quan thuế, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải gửi thông báo cho nhà đầu tư.
6. Nhà đầu tư có trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế.
7. Sau khi nhà đầu tư thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trao cho nhà đầu tư. 

Mục 3
QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CHUYỂN TỪ HÌNH THỨC THUÊ ĐẤT
SANG GIAO ĐẤT CÓ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT
(Chỉ áp dụng cho dự án đầu tư trong nước)

            Điều 26. Hồ sơ xin chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất
Người thuê đất có nhu cầu chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất  nộp hồ sơ theo quy định tại Điều  129 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ; hồ sơ nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Điều 27. Trình tự thủ tục giải quyết việc chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất
1. Trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển đến, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra; đối với trường hợp đủ điều kiện thì làm trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ đến Sở Tài nguyên môi trường; đồng thời gửi hồ sơ cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính;
3. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ địa chính do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, cơ quan thuế thực hiện việc xác định số tiền sử dụng đất phải nộp và các khoản thu khác (nếu có) lập thông báo nộp tiền sử dụng đất theo quy định; sau đó gửi trả Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để gửi cho nhà đầu tư.
4. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về nghĩa vụ tài chính của cơ quan thuế, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải gửi thông báo cho nhà đầu tư.
5. Nhà đầu tư có trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế.
6. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Sở Tài nguyên môi trường có trách nhiệm chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  
7. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất kết hợp với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trước khi thực hiện thủ tục chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Chương V
CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
VÀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

 

Điều 28. Thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy

1. Đối với các dự án đầu tư thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ, phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy trước khi thi công.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy lập thành 03 bộ. Nội dung hồ sơ theo quy định tại tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ về thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy.
3. Trình tự nộp hồ sơ và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Phòng cảnh sát phòng cháy - chữa cháy công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để thẩm duyệt theo thẩm quyền.
b) Thời gian Phòng cảnh sát phòng cháy - chữa cháy thẩm duyệt không quá mười tám (18) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
c) Trong thời hạn 01 ngày sau khi có kết quả thẩm duyệt phòng cháy - chữa cháy, Phòng cảnh sát phòng cháy - chữa cháy công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư biết để cử cán bộ đến nhận thông báo kết quả và thực hiện trả kết quả cho nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 29. Đối tượng phải được cấp giấy phép xây dựng
Các dự án đầu tư xây dựng công trình của doanh nghiệp, trước khi khởi công phải có giấy phép xây dựng, trừ các công trình sau:
1. Công trình thuộc bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và công trình tạm của nhà thầu nằm trong sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đã được phê duyệt.
2. Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
3. Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
4. Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;
5. Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ (bao gồm các công trình: nhà máy xử lý rác thải, bãi chôn lấp rác, cấp nước, thoát nước, đường, kênh, mương, …) có mức vốn dưới 5 tỷ đồng ở các xã vùng sâu, vùng xa: Sông Xoài, Hắc dịch, Châu pha, Tóc Tiên (Tân Thành); Láng Lớn, Cù Bị, Xuân Sơn, Sơn Bình, Suối Rao (huyện Châu Đức); Bông Trang, Bàu Lâm, Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc).
Điều 30. Cấp giấy phép xây dựng
1. Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ.
2. Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính đô thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quy định; công trình thuộc dự án đầu tư có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình đã được Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thẩm định thiết kế cơ sở nhưng phải cấp phép xây dựng theo quy định tại điểm 1 Mục I phần II Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Xây dựng.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng còn lại thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý, trừ các công trình quy định tại khoản 2 điều này.
4. Trình tự nộp hồ sơ và thẩm định cấp giấy phép xây dựng công trình:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện để giải quyết theo thẩm quyền.
b) Thời gian Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định và cấp giấy phép xây dựng không quá hai mươi (20) ngày làm việc (bao gồm cả thời gian lấy ý kiến cơ quan khác – nếu có), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển.
c) Trong thời hạn 01 ngày sau khi có kết quả cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư biết để cử cán bộ đến nhận kết quả cấp giấy phép xây dựng và thực hiện trả kết quả cho nhà đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Chương VI

CÁC QUY ĐỊNH KHÁC VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 31. Chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng dự án có phát sinh các nghĩa vụ tài chính thì bên chuyển nhượng phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Bên nhận chuyển nhượng dự án đầu tư trở thành chủ đầu tư mới của dự án không phải làm lại các thủ tục đầu tư mà chủ đầu tư trước đã thực hiện. Chủ đầu tư mới phải ký lại hợp đồng thuê đất (trường hợp dự án thuê đất) hoặc làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Chủ đầu tư mới phải chịu  trách nhiệm kế thừa toàn bộ công việc đầu tư của chủ đầu tư trước và tiếp tục được hưởng các ưu đãi (nếu có) và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong thời gian còn lại của dự án.
Điều 32. Tạm ngừng dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư
1. Nhà đầu tư khi tạm ngừng dự án đầu tư phải thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư để được xác nhận làm cơ sở cho việc xem xét miễn, giảm tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng dự án.
2. Dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư sau 12 tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dự án đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi tình hình triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn, rà soát và báo cáo những dự án không triển khai đúng tiến độ, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để xem xét trình cấp có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
3. Trường hợp dự án bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, nếu đã được giao đất, hoặc cho thuê đất thì bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 33. Thực hiện quy định về trình tự, thủ tục triển khai dự án đầu tư bên ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Trường hợp những quy định về trình tự thủ tục giải quyết công việc liên quan đến hoạt động đầu tư và xây dựng của các cơ quan, đơn vị đã được Ủy ban nhân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt trước đây khác hoặc trái với nội dung tại Bản Quy định này thì thực hiện theo các quy định tại bản quy định này.
Điều 34. Trách nhiệm của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc thực hiện Bản Quy định này, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện và những vấn đề phát sinh cần xử lý, sửa đổi, bổ sung.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng cảnh sát phòng cháy - chữa cháy Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan khác xây dựng quy chế phối hợp, lưu chuyển hồ sơ hành chính giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các đơn vị liên quan trong việc giải quyết các thủ tục hành chính: đề xuất chủ trương đầu tư, thỏa thuận địa điểm đầu tư, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, đánh giá tác động môi trường, thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy và cấp giấy phép xây dựng.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng quy chế phối hợp, lưu chuyển hồ sơ hành chính giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với các đơn vị liên quan trong việc giải quyết các thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, xác định nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư khi được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện việc rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động, quy trình cải cách thủ tục hành chính của từng cơ quan, đơn vị đảm bảo phù hợp với nội dung quy định này; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước quy định tại bản quy định này.
4. Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn đã được phê duyệt.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm công bố quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; công bố quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất đang có nhu cầu cho thuê. 
6. Các sở ngành có trách nhiệm công bố quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt và các quy định khác có liên quan đến công việc đầu tư như: tài nguyên, nguồn nước, điện, giao thông vận tải, môi trường sinh thái, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ di tích văn hóa, lịch sử, an ninh, quốc phòng...  để các nhà đầu tư biết và căn cứ thực hiện.
Điều 35. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành bản quy định này; đồng thời tổ chức phổ biến, triển khai đến các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư để căn cứ thực hiện./.                                                    

                                                          TM. ỦY BAN NHÂN DÂN  TỈNH                                                                                                                           CHỦ TỊCH

                                                                       Trần Minh Sanh

0 nhận xét: